Nội dung và trình tự quảnlý và sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 25 - 29)

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ QUẢNLÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1 Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm mghiệp.

2.Nội dung và trình tự quảnlý và sử dụng đất đai.

Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể của quản lý và sử dụng đất đai có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Nội dung và phương pháp tiến hành lập kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ, địa giới hành chính như sau :

2.1 Chuẩn bị điều tra cơ bản.

Xây dựng và đề xuất công tác quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, khảo sát điều tra sơ bộ, xác định rõ mục tiêu yêu cầu, xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính có thẩm quyền. Lập ban chỉ đạo tổ chức lực lượng và chuẩn bị triển khai. Điều tra cơ bản thực hiện công tác nội nghiệp. Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra như thiết kế các mẫu biểu thích hợp, thuận tiện để nhập và sử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch và sử dụng đất đai trong quá trình điều tra.

Tùy từng tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương mà thu thập điều tra các tài liệu thông tin số liệu liên quan đến quy hoạch như : các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường sinh thái trên địa bàn quản lý. Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, các nghị quyết liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong những năm sắp tới. Số liệu về sử dụng đất đai trong 5 đến 10 năm. Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương các tài liệu, số liệu về chất lượng đất đai như đặc tính nông hóa, thổ nhưỡng đánh giá phân hạng đất, mức độ rửa trôi soáy mòn đất, độ nhiễm mặn nhiễm phèn, các số liệu liên quan đến quy hoạch. Các tài liệu bản đồ hiện có như bản đồ nền địa hình, bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các bản đồ có liên quan.

Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp, khảo sát và thực hiện bổ xung, chỉnh lý tài liệu ngoài thực địa như phỏng vấn, khoảng ước lượng đo đường thẳng.

2.2 Phân tích điều kiện tự nhiện kinh tế - xã hội.

a. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lý.

Cần phải so với các trục giao thông chính, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa quan trọng trong khu vực, xác định được tọa độ địa lý và danh giới giáp các vùng xung quanh, các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất đai.

* Địa hình.

Về địa hình cần kiến tạo chung, phân cấp độ cao, độ dốc hướng dốc, xu hướng địa hình. Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao như chũng, bằng, bán sơn địa, đồi núi cao và các lợi thế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai.

Nắm rõ được đặc điểm của vùng khí hậu như nhiệt độ trung bình năm, tháng nào cao nhất và thấp nhất, về nắng phải nắm rõ số ngày, giờ nắng trung bình / năm, mùa, tháng. Về mùa mưa phải nắm rõ mùa mưa, lượng mưa trung bình trên năm, tháng cao nhất và thấp nhất. Về độ ẩm phải xác định được độ ẩm bình quân cao nhất, trung bình, thấp nhất trên năm, trên tháng. Đặc điểm về gió bão lũ lụt, sương mù và các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai.

* Phân tích về chế độ thủy văn.

Đối với chế độ thủy văn phải xác định được hệ thống lưu vực mạng lưới sông suối, ao hồ, đập cần phải xác định được chiều dài, chiều rộng, dung tích, điểm đầu điểm cuối, lưu lượng tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến và các ưu thế hạn chế của yếu tố thủy văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai như khả năng soáy mòn bạc màu đất, hạn hán.

b. Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường. * Tài nguyên nước.

Xét về nguồn nước mặt như vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt theo mùa và khu vực trong năm, nguồn nước ngầm, nước mạch cần phải xác đinh được độ sâu, chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.

* Tài nguyên đất.

Cần phân tích và nắm được nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý, hóa tính, khả năng sử dụng theo các tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ khả năng khai thác sử dụng các loại đất chính mức độ sói mòn, nhiễm phèn, nhiễm độ mặn và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Cần khái quát được về tài nguyên rừng như diện tích, phân bổ, trữ lượng các loại rừng, đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng quý hiếm và được ghi trong sách đỏ. Yêu cầu bảo vệ nguồn gen động thực vật rừng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh.

* Cảnh quan môi trường.

Cần khái quát chung đặc điểm, điều kiện tự nhiên cảnh quan như : Các loại cảnh quan vị trí phân bố, sự biến dạng ưu thế khai thác cho mục đích sử dụng du lịch, sinh thái, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước, đất đai và các giải pháp hạn chế khác.

c. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội. * Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực.

Xác định sự chuyển dịch cơ cấu, tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng xuất và sản lượng các loại sản phẩm đối với sự phát triển đất đai của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Xây dựng dịch vụ, du lịch và các ngành nghề khác.

* Phân tích đặc điểm dân số, lao động việc làm và mức sống.

Xác định tổng dân số cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông nghiệp, đặc điểm phân bố và tỉ lệ tăng dân số tăng tự nhiên và tăng cơ học, quy mô bình quân hộ, lao động và việc làm như tổng số lao động, tỉ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm, thu nhập và mức sống của các hộ như nguồn thu nhập, mức thu nhập, bình quân trên năm của hộ, đầu người cân đối thu chi đối với việc sử dụng đất đai.

* Thực trạng phát triển và phân bố dân cư.

Hệ thống khu dân cư hình thức định canh định cư, phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển mở rộng, áp lực đối với việc sử dụng đất đai.

Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản và các công trình về thương mại dịch vụ, du lịch, văn hóa giáo dục thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng, phải xác định rõ được loại công trình, đặc tính kỹ thuật, chức năng, diện tích chiếm đất, vị trí phân bổ, mức độ hợp lý và hiệu quả sử dụng đất đai.

Như vậy mục tiêu của sự phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội là nhằm phân tích đánh giá đặc điểm của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc điểm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường để xác định được các lợi thế và hạn chế trong sử dụng đất đai với phát triển kinh tế xã hội so sánh với các vùng khác đồng thời xác định được áp lực của thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đối với việc sử dụng đất đai.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 25 - 29)