KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 58 - 60)

1. Đối với hộ gia đình

Các hộ tuân thủ các quy trình sản xuất của từng loại cây trồng, việc bố trí cây trồng theo từng địa hình mà xã đã quy định. Tiết kiệm trong đầu tư sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên đất lâm nghiệp, tuyệt đối chấp hành các quy định về giao nộp thuế, lệ phí…của Nhà nước và địa phương, các việc làm cụ thể là :

- Mở rộng các dạng hình canh tác theo khả năng của hộ.

- Mạnh dạn áp dụng các mô hình có hiệu quả có kinh tế cao, nông lâm kết hợp. - Không ngừng nâng cao kiến thức quảnlý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất vườn đồi.

Cần có những chính sách khuyến khích mở rộng quy mô phát triển các mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao trên đất lâm nghiệp, khuyến khích nông hộ mạnh dạn làm giàu qua việc sử dụng đất lâm nghiệp.

Cần sự chỉ đạo, lãnh đạo, phân vùng sản xuất. Cần phải tổ chức mạng lưới phục vụ, dịch vụ cho sản xuất như giống, phân bón, bảo hiểm cây trồng vật nuôi thu mua chế biến nông - lâm sản.

Khuyến khích mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân, trang trại và doanh nghiệp.

Cần quan tâm và có những chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên môn quản lý đất đai, đặc biệt là cán bộ địa chính xã theo học những lớp đào tạo ngắn, dài hạn theo chương trình của bộ giáo dục đào tạo. Để có những kiến thức kịp tiến độ với chuyên môn quản lý ở vùng sâu, vùng xa, cùng với thời đại đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Đối với nhà nước.

Cự đồng là một xã nghèo của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ cơ cở hạ tầng còn yếu kém đặc biệt là giao thông thủy lợi, do đó nhà nước cần có những ưu tiên phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó phát huy và khai thác triệt để tiềm năng đất đai nhất là đất lâm nghiệp của huyện. Nhà nước cần có những chính sách đầu tư vốn xây dựng và tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến lâm giúp nông dân có điều kiện tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Hình thành các cơ sở sản xuất chế biến nông - lâm sản để bao tiêu sản phẩn tại chỗ. Nhà nước nên có chính sách bảo hộ việc sản xuất hàng hóa nông - lâm sản của các chủ rừng, chủ trang trại và có chính sách khuyến khích người sản xuất, người tiêu thụ hàng hóa nông lâm sản, chống hiện tượng tư thương ép giá.

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

LỜI NÓI ĐẦU 1

1. Tính cần thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Địa điểm nghiên cứu 2

PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP ĐAI TRONG LÂM NGHIỆP

3

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 58 - 60)