GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 53 - 58)

1. Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.

Xã Cự Đồng đến năm 2004 phấn đấu giao song đất rừng và đến 2010 không còn đất trống đồi núi trọc. Tập trụng lãnh đạo chỉ đạo và xây dựng tổ bảo vệ rừng, hoàn chỉnh quy ước thống nhất và tập huấn khoanh nuôi chống cháy rừng. Trồng mới 182.46 ha rừng và khoanh nuôi trồng dặm 5 ha đến năm 2010. Toàn xã hoàn thành song việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc đưa tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng lên 512.54 ha.

Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp là một trong những công việc cần được triển khai nhanh gọn để đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng đất một cách hiệu quả. Từ đó có định hướng trồng mới và bảo vệ khoanh nuôi rừng tái sinh. Kết hợp với trồng xen các loại cây công nghiệp vừa đảm bảo cho độ che phủ, vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

2. Kế hoạch giao đất giao rừng.

Nhanh chóng hoàn thành giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ, tổ chức cá nhân, tăng cường công tác quản lý quỹ đất khó giao, đất công ích, đất lâm nghiệp hiện xã đang quản lý chặt chẽ đúng quy hoạch được duyệt. Mở rộng diện tích đất lâm nghiệp bằng biện pháp khai hoang, hạn chế việc chuyển đất lâm nghiệp sang các mục đích phi nông - lâm nghiệp, đặc biệt là đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng. Tránh hiện tượng chặt phá bừa bãi gây sói mòn làm tổn hại đến nguồn tài nguyên của đất.

Tổng quỹ đất của xã Cự Đồng tính đến 2010.

Chỉ tiêu Diện tích ( ha ) So với tổng diện tích (%)

Tổng diện tích tự nhiên 1651 100

Đất nông nghiệp 335.03 20.3

Đất lâm nghiệp 695.0 42.1

Đất chuyên dùng 76.86 4.7

Đất chưa sử dụng 512.54 31.0 * Đối với đất lâm nghiệp :

Việc giao đất giao rừng vừa là nội dung vừa là biện pháp hàng đầu để tổ chức lại sản xuất ngành lâm nghiệp, để bảo vệ và phát triển vốn rừng. Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, kết hợp nông lâm với cây công nghiệp, phát huy chức năng phòng hộ, tạo công ăn việc làm thu hút lao động vào nghề rừng. Nâng cao đời sống của đồng bào vùng núi và toàn xã hội. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất lâm nghiệp, tài nguyên rừng thực hiện yêu cầu quốc kế dân sinh bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai đối với sản xuất và đời sống.

* Các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Kinh tế Nông - Lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã có nhiều đổi mới như : chính sách giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp, và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng khai thác tốt mọi tiềm năng thế mạnh của vùng như các dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Dự án 327, dự án 661).

Trong lụât đất đai ban hành năm 1993 và sửa đổi năm 1998 (Điều 61) cho biết : Nhà nước khuyến khích và bảo vệ lợi ích của các tổ chức và các hộ gia đình thâm canh tăng năng suất cây trồng trên đất rừng, sử dụng đất trống đồi núi trọc, lập vườn theo quy hoạch. Trên tinh thần nội dung của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, chính quyền, đơn vị sản xuất phải thực hiện theo các bước sau :

- Tổ chức quản lý sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

- Phổ biến kinh nghiệm sản xuất, thông tin khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí, cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất, bố trí

nguồn lực khai thác và phát huy tối đa tiềm lực đất đai, lao động trong nông thôn, đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.

* Xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đây là biện pháp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển nền nông nghiệp từ tự cấp tự túc sang nền sản xuất hàng hóa. Hiện tại cơ sở hạ tầng của xã còn nghèo nàn, mạng lưới điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và đời sống dân cư.

Mặt khác để phát triển kinh tế vườn đồi thì vấn đề thủylợi cần được đặc biệt quan tâm. Cần nghiên cứu cụ thể để tạo ra một số đập nhỏ dẫn nước từ suối cái lớn về thôn xóm phục vụ cho các hộ lấy nước tưới cho cây trồng.

* Giải pháp về đất đai.

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu được và cũng là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình và của các chủ rừng, do đó cần phải có những giả pháp cụ thể trong những thời gian tới.

Vấn đề giao đất giao rừng lâu dài cho các chủ rừng, chủ trang trại để phát huy hết tiềm năng hiệu quả sử dụng đất và đủ thời gian quay vòng đối với những trang trại trồng cây lâm nghiệp, cây lấy gỗ, cây ăn qủa cây công nghiệp để chủ rừng, chủ trang trại yên tâm chủ động phát huy hết tiềm năng của mình trên mảnh đất được nhà nước giao.

Vấn đề đất đai trong nông thôn của xã còn nhiều bất cập như : diện tích chưa sử dụng còn nhiều. Tiếp tục hoàn thiện chính sách giao đất giao rừng, tạo điều kiện cho các hộ tập trung đất đai phục vụ cho sản xuất quy mô lớn. Mặt khác để các hộ gia đình sử dụng đất đai có hiệu quả cần phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp, đưa diện tích chưa sử dụng vào sản xuất.

Thực hiện việc tích tụ tập trung đất đâi với quy mô rộng thì mới có điều kiện sản xuất hàng hóa đối với các chủ rừng, chủ trang trại được lâm trường giao khoán đất được nhà nước tạo điều cho thuê lâu dài ổn định lâu dài theo luật định với

những đất hoang đồi núi chọc khi giao đất nên khuyến khích bằng hình thức không phải nộp thuế , phụ phí trong một số năm nhất định .

Các cấp có thẩm quyền tại địa phương cần tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp pháp hóa quyền sử dụng đất cho các chủ rừng, chủ trang trại để họ yên tâm đầu tư vào sản xuất, tu bổ và khoanh nuôi. Đây là vấn đề mà các chủ rừng chủ trang trại rất quan tâm và bức xúc cũng là tiền đề cần thiết để các chủe rừng chủ trang trại bố trí đầu tư và sản xuất lâu dài .

Tóm lại để sản xuất đất đai một cách hợp lý, cần nhanh chóng đưa diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất vào sản xuất, đẩy mạnh việc phát triển theo từng vùng và theo các mô hình khác.

* Giải pháp về vốn.

Để khai thác tốt lợi thế về đất đai, tạo cho cây trồng sức sản xuất cao và bảo vệ môi trường, chúng ta có thể chuyển đổi hệ thống cây trồng cũ bằng hệ thống cây trồng mới với điều kiện hệ thống cây trồng mới phải có hiệu quả kinh tế cao hơn, tỷ trọng hàng hóa lớn hơn với mọi hệ thống nông, lâm nghiệp bền vững.

Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích như hỗ trợ một phần vốn đầu tư ban đầu cho các trang trại tạo điều kiện cho những trang trại được vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, đảm bảo thời gian quay vòng của chu kỳ sản xuất, cần quan tâm hơn nữa đến các dự án phát triển kinh tế trang trại và tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, KHKT cho các chủ rừng, chủ trang trại.

Các ngân hàng cần phải điều chỉnh thủ tục vay vốn tránh rườm rà gây khó khăn cho người vay vốn.

Khuyến khích kêu gọi các dự án đầu tư hơn nữa để phát triển kinh tế trang trại ở vùng nông thôn có nhiều tiềm năng sẵn có. ưu tiên vùng sâu vùng xa các hộ nông dân nghèo có chí hướng làm giàu, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp, giúp họ về kiến thức để các đối tượng này tạo lập đưa họ thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo.

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cự Đồng có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động còn hạn chế. Do đó để đẩy mạnh sản xuất phát triển sản xuất cần tăng cường hơn nữa công tác truyền tập huấn kỹ thuật, phương thức canh tác, đặc biệt là kỹ thuật canh tác trên đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân giúp các hộ xác định được cơ cấu cây trồng, xác định được mô hình thích hợp trên diện tích đất của mình. Từ đó nâng cao năng suất lao động, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân.

Chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp, giống cây, con mới. Đổi mới công nghệ, xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng vùng.

* Các chính sách khác.

Quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp mở rộng tới mỗi hộ gia đình tạo điều kiện thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau về vốn, kỹ thuật, thường xuyên tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về các loại giống cây trồng mới thông tin về hình thức làm vườn…đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤTI. KẾT LUẬN. I. KẾT LUẬN.

Để phát triển mạnh nông, lâm nghiệp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất lâm nghiệp, nhất là đất trống đồi trọc ở trung du, miền núi là một vấn đề cốt yếu nhằm bảo toàn đồng bộ cân bằng sinh thái và cải thiện điều kiện môi trường sống cho con người.

Sau một thời gian nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ chúng tôi thấy vấn đề nổi cộm hiện nay là :

Các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp hầu hết mới được hình thành, chủ hộ vừa tích lũy vốn, vừa tiếp cận thị trường, vừa mày mò để định hướng sản xuất nên không tránh khỏi những thất bại.

Sự liên doanh, liên kết giữa các gia đình sử dụng đất lâm nghiệp đã phát sinh trong quá trình sản xuất, giúp cho các mô hình trụ vững và phát triển tốt.

Phát triển các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp đã giải quyết được các vấn đề xã hội quan trọng là tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân nơi đây.

Trong các dạng hình canh tác trên đất lâm nghiệp của xã Cự Đồng - huyện Thanh Sơn thì mô hình nông lâm kết hợp và mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời còn góp phần chống soáy mòn cải tạo môi trường, môi sinh, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Căn cứ vào những tiềm năng, những hạn chế, khó khăn thuận lợi của việc phát triển các mô hình canh tác trên đất lâm nghiệp. Chúng tôi đã đưa ra một số khuyến cáo chủ yếu nhằm giúp bà con nông dân nơi đây nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp. Tùy thuộc vào trình độ canh tác và khu vực đất lâm nghiệp của mình, bà con nên bố trí cơ cấu cây, con hợp lý, mở rộng diện tích những cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w