Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 29 - 33)

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ QUẢNLÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1 Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm mghiệp.

3. Đánh giá tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai và tính thích nghi của đất đai.

thích nghi của đất đai.

Mục tiêu là đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua 2 thời kỳ trước và sau luật đất đai 1993 đến nay. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất; phát hiện quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động đất đai qua các thời kỳ, xác định những bất hợp lý cần phải giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất đất đai, tạo ra những luận cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai, kết quả của việc đánh giá tính thích nghi của đất đai là cơ sở và căn cứ để xác định tiềm năng đất đai theo các mục đích sử dụng. Việc đánh giá sẽ đưa ra dự báo khoa học về sự thích hợp của đất nhằm mục đích phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai tức là xác định được tiềm năng đất đai cả về số lượng, chất lượng mức độ tập trung, vị trí phân bổ để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai hiện có đến năm định hình quy hoạch hoặc định hướng sử dụng đất đai cho thời gian xa hơn.

* Đánh giá tình hình quản lý đất đai.

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai sau khi ban hành luật đất đai năm 1993. Cụ thể về công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính, công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác phân trạng và định giá đất, công tác giao đất và cho thuê đất, công tác thống kê đất, công tác đăng ký đất, công tác thanh tra giải quyết tranh chấp.

* Phân tích hiện trạng sử đụng đất.

+ Phân tích loại hình sử dụng đất đai.

Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước. Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tùy thuộc vào từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu như : diện tích, tỷ lệ phần trăm so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đang sử dụng và diện tích của loại đất chính. Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ, bình quân diện tích loại đất trên đầu người.

+ Phân tích hiệu quả sử dụng đất.

Hiệu quả sử dụng đất đai được biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá thông qua 1 số chỉ tiêu như :

* Tỷ lệ sử dụng đất đai (TLSDĐĐ) tính theo phần trăm.

Tổng diện tích đất đai - diện tích đất chưa sử dụng TLSDĐĐ%=

Tổng diện tích đất đai * Tỷ lệ sử dụng loại đất (TLSDĐĐ)

Diện tích của từng loại đất TLSDĐĐ%=

Tổng diện tích đất đai * Hệ số sử dụng đất đai (TLSDĐĐ)

Tổng diện tích gieo trồng trong năm TLSDĐĐ canh tác ( lần) =

Diện tích đất cây hàng năm ( đất canh tác ) * Độ che phủ tính theo % (ĐCP) tức hiệu quả về môi trường

ĐCP% =

Diện tích đất đai

* Phân tích hiệu quả sản xuất của đất đai.

Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai tức phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai thường dựa vào các chỉ tiêu như :

Sản lượng (GTSL) một loại cây trồng Năng suất cây trồng =

Diện tích cây trồng đó

Giá trị tổng sản lượng nông lâm, ngư Giá trị tổng sản lượng của =

đơn vị diện tích đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp

Sản lượng (DTSL) cây trồng

Sản lượng (GTSL) của đơn vị diện tích gieo trồng =

Diện tích gieo trồng

Sản lượng (DTSL) sản phẩm thủy sản

Sản lượng (GTSL) =

của đơn vị diện tích mặt nước

Diện tích mặt nước

Giá trị sản lượng đất trồng trọt Tổng giá trị sản lượng cây nông nghiệp =

trên diện tích đất đai trồng trọt Diện tích đất đai, trồng cây nông nghiệp đó

Giá trị sản lượng nông nghiệp Giá trị sản lượng nông nghiệp =

của đơn vị diện tích đất đai Diện tích đất đai nông nghiệp

* Phân tích mức độ thích hợp, tổng hợp hiện trạng, biến động đất đai.

Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào tính chất của đất đai để lựa chọn

mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp cần dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai.

Những vấn đề tổng hợp cần phân tích bổ sung đối với hiện trạng sử dụng đất đai bao gồm :

Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẫn giữa người và đất. Hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai sự thống nhất của 3 lợi ích, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất đai. Mức độ rửa trôi, soáy mòn, các nguyên nhân biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính và biện pháp khắc phục hạn chế, mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của các loại đất khu dân cư, đất sử dụng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng. Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 đến 10 năm : quy luật, xu thế, nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và giữ ổn định diện tích đất đai. Biến động sản lượng nông nghiệp nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai, tình trạng về vốn, vật tư, đầu tư về khoa học, kỹ thuật…

Tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với vùng, quy hoạch biến đổi, nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh.

* Đánh giá tính thích nghi của đất đai.

Nhiệm vụ của việc đánh giá tính thích nghi là xác định chất lượng đất đai, căn cứ vào mục đích và yêu cầu cụ thể của việc sử dụng đất. Để đánh giá tính thích nghi của đất đai cần phải làm rõ một số vấn đề như : xác định xem mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì là hợp nhất, sử dụng vào mục đích gì sẽ có hiệu quả tổng hợp cao nhất, mức độ thích nghi và hiệu quả ra sao ? Có những yếu tố nào hạn chế đối với mục đích sử dụng được lựa chọn, yếu tố hạn chế là nhân tố bất lợi hoặc

điều kiện hạn chế nhất định đối với một loại hình sử dụng nào đó, ví dụ đối với đất nông nghiệp là độ dốc quá lớn, dễ rửa trôi, đất quá chặt hoặc có nhiều cát, tầng canh tác mỏng, chế độ tưới tiêu kém…

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w