ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1 Vị trí địa lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 41 - 43)

1. Vị trí địa lý.

Xã Cự Đồng - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, tiếp giáp với: - Phía Bắc giáp xã Tất Thắng - Thanh Sơn.

- Phía Nam giáp xã Thắng Sơn - Thanh Sơn. - Phía Đông giáp xã Hoàng Xá - Thanh Thủy.

- Phía Nam giáp xã Võ Miếu, Tân Minh - Thanh Sơn.

Cự Đồng là một xã có vị trí địa lý thuận lợi, có trục đường Tỉnh lộ 316 chạy dọc suốt theo chiều dài của xã. Có 8 đơn vị hành chính nằm ven chân núi lưỡi hái và có 03 dân tộc cùng sinh sống đan xen nhau đó là dân tộc kinh, dân tộc mường và dân tộc giao.

2. Địa hình

Địa hình xã Cự Đồng nằm tiếp giáp với vùng Tây Bắc Việt Nam. Trên địa hình miền núi nằm sát dãy núi Lưỡi Hái (ở độ cao 1038m so với mặt nước biển). Độ cao trung bình của xã Cự Đồng so với mặt nước biển bình quân cao 100m. Độ dốc trung bình 20 - 300

3. Khí hậu và thời tiết.

Do ảnh hưởng của địa hình miền núi nên thời tiết ở Cự Đồng diễn biến phức tạp, mùa mưa tập trung vào tháng 6, 7, 8, 9. Với lượng mưa lớn thường gây ra lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, thường gây ra hạn hán kéo dài. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng bên cạnh cũng có những thuận lợi là mưa nhiều, ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500 - 1800mm, nhưng lại phân bố không đều theo tháng. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, cao nhất vào

tháng 4 (87%), thấp nhất vào tháng 2 (79%). Có 2 hướng gió chính thổi trên địa bàn là gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió đông bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thường kéo theo khí lạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Nhìn chung thời tiết khí hậu thích hợp với cây trồng vật nuôi cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Những năm gần đây khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nông - lâm nghiệp và đời sống dân cư.

4.Thủy văn

Nhiệt độ trung bình tối cao là 270C, ngày cao nhất là 390C. Nhiệt độ trung bình tối thấp là 200C, ngày cao nhất là 40C.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1913mm, năm cao nhất là 2100mm, năm thấp nhất 1198mm. Lượng mưa ngày đêm lớn nhất 264mm. Số ngày mưa bình quân trong năm là 128 ngày.

Nguồn nước mặt : trong vùng có suối, lưu lượng nước chủ yếu tập trung vào mùa mưa, gây ra lũ lụt làm thiệt hại hoa màu, đường giao thông.

Ngoài ra còn một số ao hồ rải rác. Nguồn nước mặt hiện tại được sử dụng cho sản xuất lúa, chạy máy thủy điện nhỏ và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Nguồn nước ngầm : hiện tại chưa có khảo sát nhưng theo dõi các giếng nước đào của dân trong mùa khô, mực nước ngầm từ 8 - 10m.

5. Thổ nhưỡng.

Có 2 loại đất chính đó là :

Feralit nằm trên núi phân bổ ở độ cao > 500m.

Đất đỏ vàng hoặc nâu đỏ phát triển trên phiến sa thạch. Phân bổ ở độ cao < 500m có tầng canh tác 55cm - 60cm đất không kết vón.

Ngoài ra còn đất phù sa bồi tụ, đất này phân bổ ở các vùng thung lũng hẹp ven suối, thích hợp cho việc sản xuất lúa và các cây ngắn ngày, cây ăn quả.

Cự Đồng có diện tích đất lâm nghiệp còn khá lớn. Ở vùng đồi và núi cao thảm thực vật chủ yếu là rừng tái sinh, rừng đặc dụng, rừng khoanh nuôi ở các vùng đồng bằng và các triền đồi thấp thảm thực vật ở đây chủ yếu là cây trồng bạch đàn, keo tai tượng và các cây trồng ngắn ngày như lúa ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp như chè và rau đậu các loại.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 41 - 43)