III. PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ QUẢNLÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1 Phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm mghiệp.
5. Lập phương án quảnlý và kế hoạch sử dụng đất.
Các phương án quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng trên cơ sở hiện trường của các ban ngành liên quan về nhu cầu sử dụng diện tích đất đai, loại đất và phạm vi phân bố sử dụng. Nội dung chính của phương án là bố trí sắp xếp cơ cấu đất đai hợp lý theo không gian và thời gian bằng cách khoanh định các loại đất chính. Để xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cần dựa vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được phê duyệt tức là xem xét các phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu phát triển các ngành, chỉ tiêu phát triển lãnh thổ. Đồng thời căn cứ vào định hướng sử dụng đất của khu vực để xác định hướng sử dụng đất phải dựa vào hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất đai hiện có, quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch của các ngành trên địa bàn, chủ trương và chính sách đầu tư phát triển kinh tế. Việc định hướng sử dụng đất đai được thể hiện cụ thể cho từng loại đất như : đất ở, đất chuyên dùng, nông nghiệp, lâm nghiệp, chưa sử dụng.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quản lý và sử dụng đất của các ngành từ đó xây dựng phương án quản lý sử dụng đất đai cụ thể cho từng loại đất hiện có ở địa phương thực hiện quy hoạch. Khi xây dựng thiết kế các phương án quy hoạch đất đai phải được thực hiện nhiều phương án khác nhau, ít nhất là 2 phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu.
Sau khi xây dựng được phương án quy hoạch sẽ tiến hành cân đối và điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất, cuối cùng đánh giá và luận chứng phương án quy hoạch, luận chứng phương án quản lý sử dụng đất đai theo ngành, theo lãnh thổ và theo các mục tiêu đặc thù. Phân tích so sánh hiệu quả của các phương án và tính khả thi của phương án để đánh giá phương án quy hoạch trước hết phải đánh giá tính khả thi về thuật tức là xem xét chính xác, độ tin cậy của các thông số và tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng để xây dựng phương án quy hoạch, mức độ đầy đủ về căn cứ dùng để điều chỉnh các loại sử dụng đất, chất lượng cân bằng quan hệ cung cầu về đất đai để thực hiện các mục tiêu quy hoạch, khả năng điều tiết tốt các
yêu cầu sử dụng đất của các ban ngành, mức độ phù hợp của các chỉ tiêu đất đai với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên, mức độ xử lý các mối quan hệ giữa các cụ bộ tổng thể, giữa trước mắt và lâu dài, giữa quốc gia và địa phương…
Tiếp đến là đánh giá tính khả thi về tổ chức : cần xem xét mức độ trưng cầu ý kiến của các đối tượng sử dụng đất trong phương án quy hoạch và tập hợp ý kiến của công chúng, mức độ cân đối giữa trình độ, khả năng đầu tư và các điều kiện đảm bảo cho các phương án được thực hiện. Cuối cùng là đánh giá hiệu quả tổng hợp của phương án quy hoạch, hiệu quả của các phương án được thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường - sinh thái.
Hiệu quả xã hội được thể hiện ở mức độ nâng cao đời sống nhân dân, mức độ thỏa mãn yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về lương thực, thực phẩm các loại nông sản khác, mức độ thoả mãn yêu cầu đất xây dựng đô thị, khu dân cư nông thôn, giao thông thủy lợi và các công trình phúc lợi khác, giải quyết việc làm theo nguyên tắc có trọng điểm nhưng đảm bảo phát triển toàn diện.
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tốc độ gia tăng sản lượng hàng hóa, hiệu quả đầu tư và lao động, giá thành sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm, giá trị lợi nhuận, mức độ tiết kiệm đất.
Hiệu quả về môi trường sinh thái : đánh giá hiệu quả về môi trường sinh thái cần xem xét đánh giá các khả năng cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, nâng cao độ phì nhiêu và tính chất sản xuất của đất, giữ nước trong đất, bảo vệ tài nguyên đất đai, tăng diện tích các loại rừng, chống ô nhiễm, nâng cao khả năng phòng chống và hạn chế tác động của thiên tai.