Phát triển hộ trang trại, kết hợp Nông lâm nghiệp ở xã Cự Đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 48 - 50)

III. THỰC TRẠNG QUẢNLÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở XÃ CỰ ĐỒNG THANH SƠN PHÚ THỌ.

4.Phát triển hộ trang trại, kết hợp Nông lâm nghiệp ở xã Cự Đồng.

Trong công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước ta được đánh dấu son từ năm 1986. Vì qua các kỳ đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII cùng các văn kiện nghị quyết của Trung ương đã đưa ra những chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là từ sau có nghị quyết 10/BCT về việc "Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và vai trò của kinh tế hộ". Đã được xác nhận đó là khâu đột phá quan trọng trong công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn. Đảng và

nhà nước đã lãnh đạo thành công quá trình chuyển đổi toàn diện nền kinh tế tạo ra môi trường thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việc ra đời luật đất đai năm 1993 và sửa đổi bổ xung năm 1998 và năm 2003 chỉnh sửa bổ xung hoàn thiện do đó đất nông nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài tại địa bàn xã Cự Đồng cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất đồi rừng cho các hộ gia đình, từ đó các hộ đã tự chủ trong sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình đã tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở tự chủ các hộ nông dân đã hình thành nên các trang trại được đầu tư vốn, lao động kỹ thuật với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn.

Đảng và nhà nước đã có các chính sách cụ thể để giảm thuế sử dụng đất cho nhân dân, hỗ trợ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bằng các nguồn vốn và các chương trình dự án để nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên mọi miền đất nước nói chung và xã Cự Đồng nói riêng. Cụ thể tăng cường nguồn vốn vay với chế độ ưu đãi, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư đưa các giống mới và kỹ thuật thâm canh mới vào sản xuất trên địa bàn xã.

Với việc ban hành Nghị quyết 170/HĐBT ngày 14/11/1988 của hội nghị Đảng bộ và Nghị quyết 05/NQTW khóa VII về việc khuyến khích phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và hình thành các mô hình kinh tế trang trại. Thông qua đó nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của hộ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nhà nước bảo hộ các quyền về tài sản và thu nhập hợp pháp của hộ gia đình, đồng thời cho phép các hộ gia đình thuê mướn lao động tùy theo quy mô và yêu cầu sản xuất. Việc mở ra cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã khuyến khích các hộ gia đình phát triển hàng hóa đa dạng và phong phú hơn trong đó có hàng hóa nông sản. Đây là điều kiện đảm bảo quyền tự chủ hoàn toàn của hộ gia đình nông dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh họ đã tự chủ, tự lập, họ biết phải sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào là

do nhu cầu tiêu dùng của thị trường quyết định và họ tự hạch toán kinh doanh tự tìm nguồn nhân lực sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm theo hướng có lợi nhất tạo hiệu quả kinh tế và có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Một trong những điều kiện để phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng là nhà nước ban hành nhiều chính sách thuận lợi hướng vào phục vụ, tháo gỡ những khó khăn cho các chủ trang trại như : chính sách về đất đai, chính sách về vốn…Do đó đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Như vậy vai trò chủ động của hộ nông dân được củng cố và khẳng định rõ ràng hơn về mặt kinh tế. Nhìn chung các hộ nông dân đã dần loại bỏ kiểu sản xuất tự cung, tự cấp, từng bứơc chuyển sang sản xuất hàng hóa.Phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng đã được hình thành và phát triển dựa trên các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là các hộ có điều kiện tích lũy về đất đai tiền vốn, đã chuyển sang phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế hộ gia đình.

Tóm lại phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp ở xã Cự Đồng đã được hình thành và phát triển dựa trên chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chủ yếu là các hộ có diện tích đất đai, có vốn có hiểu biết về quản lý, khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất kinh doanh. Dựa trên những đặc điểm và điều kiện kinh tế đất đai cho nên mô hình phát triển kinh tế hộ trang trại, kết hợp nông - lâm nghiệp đều có phương hướng sản xuất kinh doanh riêng của mình. Với mục đích cuối cùng là đem lại thu nhập cao trên cơ sở các nguồn lực và lợi thế sẵn có.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trong lâm nghiệp ở xã Cự Đồng - Thanh Sơn - Phú Thọ (Trang 48 - 50)