Bộ máy kế toán của công ty đợc tổ chức theo phơng thức kế toán tập trung dựa trên mối quan hệ trực tuyến.
Phơng thức kế toán tập trung thể hiện: Toàn bộ công tác ghi sổ và xử lý thông tin đều đợc thực hiện ở phòng kế toán. Các đơn vị trực thuộc tập hợp chứng từ phát sinh sau đó chuyển về phòng kế toán công ty để xử lý tổng hợp, Phòng kế toán xử lý tất cả các giai đoạn hạch toán tại các phần hành kế toán. Các phần hành kế toán đợc chia rõ ràng cho câc kế toán viên trong phòng. Chính vì vậy công tác kế toán dần đợc chuyên môn hoá, phù hợp với khối lợng công việc và yêu cầu xử lý.
Mối quan hệ trực tuyến trong tổ chức bộ máy kế toán thể hiện kế toán tr- ởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành. Các nhân viên kế toán trực tiếp nhận lệnh của kế toán trởng và thực hịên nhiệm vụ đợc giao. Phơng thức này phù hợp với tình hình hiện nay của Công ty rợu Hà Nội. Bộ máy kế toán đợc thực hiện trên nguyên tắc cơ bản là đảm bảo tính độc lập về mặt nghiệp vụ cho kế toán. Điều đó cho phép phản ánh, kiểm tra, giám đốc một cách trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo sự nhịp nhàng thống nhất trong hoạt động.
Công ty có các phần hành kế toán sau: - Kế toán nguyên vật liệu;
- Kế toán tiền lơng, các khoản trích theo lơng và thanh toán với ngời lao động;
- Kế toán vốn bằng tiền; - Kế toán tài sản cố định; - Kế toán thanh toán;
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành; - Kế toán tiêu thụ;
Sơ đồ 6 : sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng Phó phòng kế toán(kiêm kế toán tiền lư ơng) Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán TS CĐ Thủ quỹ
Các nhân viên thống kê của các xí nghiệp thành viên
Kế toán tiêu thụ
Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận kế toán ∗ Kế toán trởng:
Là ngời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, đợc giám đốc phân công tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán tài chính theo quy định của Nhà nớc, chịu trách nhiệm trớc giám đốc về lĩnh vực đợc giao. Đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trởng Tổng công ty về chuyên môn nghiệp vụ. Kế toán trởng có các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tợng và nội dung công việc, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc sử lý sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
- Chỉ đạo công tác phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mu đề xuất các giảI pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính.Tham gia công tác kiểm tra xem xét các dự án về đầu t, sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản, các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính và pháp luật . Lập báo cáo tài chính theo niên độ.
* Kế toán tổng hợp:
Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán để thực hiện việc kiểm tra tính cân đối, chính xác trên các bảng kê, sổ chi tiết, sổ tổng hợp và nhật ký chứng từ kế toán; hớng dẫn và kiểm tra các phần hành kế toán, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, hạch toán đúng nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết thuộc lĩnh vực kế toán phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả; cùng các phần hành kế toán hoàn thiện số liệu để lập báo cáo theo yêu cầu của ngành và cấp trên; tham gia vào công tác phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Phó phòng kế toán:
Là ngời giúp kế toán trởngvè một số việc và chịu trách nhiệm trớc kế toán trởng về công việc đợc giao; thực hiện 1 phần hành kế toán đợc giao; thay mặt kế toán trởng giảI quyết các công việc của phòng và các công việc theo yêu cầu của giám đốc khi kế toán trởng đI vắng, các công việc đợc kế toán trởng uỷ quyền, phân công khi cần thiết, thực hiện các công việc khác khi đợc phân công.,
* Kế toán tiền lơng và bảo hiểm xã hội:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp một cách đầy đủ, trung thực tình hình hiện có và sự biến động về mặt số lợng, chất lợng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động; có nhiệm vụ theo dõi và phân bổ tiền lơng, BHYT, BHXH, KPCĐ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, lập báo cáo về lao động, tiền lơng, các khoản trích theo lơng.
* Kế toán tiêu thụ:
Làm nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ xuất kho bán hàng, kiểm tra chứng từ, lập định khoản kế toán và ghi sổ tổng hợp, theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kê khai, tính thuế thu nhập hàng tháng, thuế tiêu thụ đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ, thờng xuyên công nợ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; kiểm tra giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về quá trình bán hàng.
* Kế toán tính giá thành:
Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinhchi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng nh trong phạm vi toàn công ty, gắn liền các loại chi phí sản xuất khác nhau theo từng loại sản phẩm đợc sản xuất; tính toán kịp thời chính xác giá thành của từng loại sản phẩm đợc sản xuất; kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu thụ và các dự toán chi phi nhằm phát hiện kịp thời các hiện tợng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch; lập báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tham gia
phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành để tiết kiệm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm.
* Kế toán thanh toán:
Hàng tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, các chứng từ mua chi tiết thanh toán theo từng hoá đơn với từng đối tợng khách hàng hay ngời bán. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để ghi vào các nhật ký chứng từ và các bảng kê liên quan.
*Kế toán nguyên vật liệu:
Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt số lợng, chất lợng, chủng loại, giá trị, thời gian cung cấp; tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời vật liệu xuất dùng cho các đối tợng khác nhau; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trờng hợp sử dụng vật liệu sai mục đíchgây lang phí; thờng xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng kém phẩm chất cha cần dùng và có biện pháp giảI phóng để thu hồi vốn, nhanh chóng hạn chế các thiệt hại cho Công ty; thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo về vật liệu; tham gia phân tích các kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu.
* Kế toán TSCĐ:
Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn công ty cũng nh ở từng bộ phận trên các mặt số lợng, chất lợng, cơ cấu, gía trị, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng táI sản; phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí lớn TSCĐ; hàng tháng căn cứ vào nguyên giá TSCĐ hiện có và tỷ lệ khấu hao do Nhà nớc quy định để tiến hành tính toán khấu hao cho các đối tợng; kiểm soát thờng xuyên chặt chẽ các khoản thanh toán công nợ về đầu t TSCĐ và sửa chữa TSCĐ.
* Thủ quỹ:
Thực hiện việc thu chi theo chừng từ thu chi khi đã đủ điều kiện theo nguyên tắc; hàng ngày kiểm kê tồn quỹ tiên mặt và sổ kế toán tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu số liệu các sổ quỹ tiền mặt; tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các khoản thu chi và tồn quỹ; thực hiện kiểm kê tiền mặt theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo thu chi tiền mặt; thực hiện các công việc khác khi đợc phân công.
* Các nhân viên thống kê ở các xí nghiệp thành viên:
Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi tài chính, sản xuất cũng nh bán hàng.