0000000000000000 11111110001010001001110001011010 Mỗi khối được chuyển sang 4 số hexa và chia cách nhau bằng dấu 2 chấm(“ : ”)
5.6 Xu hướng mạng tương la
Đây là hiện thực về sức mạnh sẽ cải tổ công việc kinh doanh và cuộc sống của bạn trong 10 năm tới.
Để có ngày mai phải chuẩn bị từ hôm nay. Đó là câu châm ngôn lại càng đúng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nhất là trong lĩnh vực mạng máy tính. Chỉ mới cách đây không lâu, Internet còn được coi là phương tiện của giới nghiên cứu hàn lâm viện, thế mà hôm nay ai cũng nói về nó. Mọi thứ đều thay đổi đến chóng mặt.
Đúng như dự đoán, máy tính xách tay đang đe dọa ngôi bá chủ của máy tính để bàn (desktop) trong khi các phần mềm truy cập từ xa và mạng đang là thời thượng. Nhưng dù sao, giữa hiện tại và tương lai cũng có một khoảng cách biệt. Ánh hào quang của máy tính dùng bút (pen computing) bây giờ còn đâu? Phải chăng năm 1996 vẫn chưa là "Năm ISDN"? Tại sao máy PC vẫn chưa hoàn toàn thay thế các mainframe cũ kỹ? Nếu bạn chỉ nhìn vào tương lai dựa trên những công nghệ riêng biệt thì không hình dung được toàn bộ bức tranh chung. Công nghệ thông tin không chỉ có mình nó. Có những thế lực mạnh mẽ hơn nhiều điều khiển tiến trình phát triển của CNTT. Đó là văn hóa, chính trị, dân số... Bài báo này giới thiệu 10 xu hướng trong lĩnh vực mạng máy tính của thập kỷ tới dựa trên ý kiến của hơn 20 chuyên gia, những người đã lặn lội trong lĩnh vực này nhiều năm qua.
5.6.1 Ảo hóa tất cả
Đến giờ người ta nói nhiều về bộ nhớ ảo, đĩa ảo, máy tính ảo, nối mạng ảo, chổ làm việc ảo, công nhân ảo và cả công ty ảo nữa. Đó là một xu thế không thể tránh khỏi, xu thế ảo hóa tất cả (virtualization of everything). Theo tài liệu của công ty Gartner Group Inc., ước chừng sẽ có 55 triệu công nhân Mỹ làm việc từ xa tại nhà vào cuối thế kỷ này. Hai nghề được đánh giá thích hợp nhất với cái gọi là virtual work là: lập trình máy tính và quản trị thông tin. Hiện tượng ảo hóa tất nhiên làm cho các chuyên gia về mạng phải điên đầu và gặp không ít trở ngại. Mary Johnston Turner, phó chủ tịch Northeast Consulting Resources, Inc., nói: "Mạng và công nhân ảo đặt ra cả một loạt vấn đề mới. Thật khó hình dung công việc hổ trợ các nhân viên mà bạn không bao giờ được thấy mặt". Đó là các vấn đề liên quan đến chi phí, hổ trợ các thiết bị riêng biệt, giấy phép sử dụng phần mềm, trình độ quản lý...
Dù sao thì rõ nét nhất là xu hướng ảo hóa mạng máy tính. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ LAN, WAN đang từng bước làm cho điều đó trở thành hiện thực. "Khoảng 5, 10 năm nữa, các mạng dùng chung sẽ trở thành như một mạng riêng đối với người dùng về định cấu hình và quản trị", Ungermann, người sáng lập First Virtual Corp. nói. Những tiến bộ trong lĩnh vực WAN sẽ được nhân đôi với sự xuất hiện các LAN ảo, do đó sẽ dễ dàng hơn trong việc hổ trợ các nhóm tác nghiệp ảo, thậm chí cả các công ty ảo có thành viên luôn biến động. Các chuyên gia khuyên rằng: hãy sáng suốt nắm được toàn bộ chi phí hổ trợ cho mỗi người làm việc ảo; trong 5 năm tới chú trọng tới kỹ năng hổ trợ từ xa (remote support skills); quan tâm đến các sản phẩm mới của các hãng thứ ba. Như vậy, bạn sẽ sẵn sàng để đến cuối thế kỷ này có thể góp phần hổ trợ 55 triệu nhân
5.6.2 Tập trung hóa CNTT
Ngày nay bạn hoàn toàn có thể nói từ "Tập trung hóa" (centralization) ở mọi nơi như ở ban hệ thống thông tin (IS) của mình mà không sợ bị ai chỉ trích. Thực ra thì CNTT tập trung hóa chưa bao giờ thực sự biến mất khỏi nước Mỹ, nhưng phải thừa nhận là hình ảnh của nó bị lu mờ bởi cuộc cách mạng PC. Bây giờ sự tập trung hóa lại tự khẳng định một cách rõ nét, chủ yếu do nhiều công ty rơi vào tình trạng lộn xộn về khâu ra quyết định phi tập trung hóa - các máy để bàn không thể trao đổi được với nhau qua các LAN riêng biệt. Hàng tỉ đô la dành cho các công cụ nâng cao hiệu quả cá nhân nhưng không phải lúc nào cũng đạt được mục đích toàn cục.
Xin đơn cử một trong những công ty lớn như Levis Strauss Co. nổi tiếng bởi các bộ quần áo jean dùng để trang bị cho nhiều người dân Mỹ. Mười năm trước, công ty này có nhiều bộ phận độc lập liên hệ với nhau qua ít nhất 4 hệ e-mail khác nhau, và WAN thì đủ loại - từ SNA đến X.25. Bạn cứ thử hợp nhất các tiêu chuẩn lại với nhau mà xem: thực tế có nghĩa là chẳng có một tiêu chuẩn nào cả. Giải pháp là tập trung hóa các quyết định quan trọng có ảnh hưởng tới tài sản CNTT chung, như mạng công ty. Đó là những gì Levis Strauss Co. đang làm để phấn đấu có được hạ tầng cơ sở nhờ đó toàn bộ 11.000 nhân viên của hãng có thể truy cập dữ liệu công ty suốt 24/24 giờ một khi được nối mạng.
"Công việc của bạn là làm sao để lãnh đạo các phòng ban có được cái nhìn thực tế hơn, giúp họ ra được các quyết định công nghệ dựa trên thực tế chứ không phải bằng cảm tính chủ quan của mình", ông Simson của Research Board khuyên.
5.6.3 Tổ chức mạng một cấp
Người quản trị mạng sẽ gặp khó khăn khi thay đổi tổ chức mạng, nhưng sau đó tất cả sẽ đi vào ổn định. Theo nhà tư vấn Robert Zawacki, tương lai sẽ thuộc về kiểu tổ chức một cấp theo nhóm làm việc (team based), và đây là cấu trúc CNTT linh hoạt nhất. Ông đã tìm hiểu hàng trăm công ty và đi đến kết luận là cho đến giờ người ta vẫn còn quản lý theo kiểu mệnh lệnh đã lỗi thời của những năm 50. Trong 10 năm tới, người quản trị mạng sẽ điều hành các nhóm theo chức năng, chẳng hạn theo các LAN và các WAN. Bản thân người quản trị cũng là một phần của các nhóm quản lý bao gồm các quản trị viên cao cấp từ các ban ngoài hệ thống thông tin (non-IS). Các phụ trách nhóm hình thành công việc phát sinh từ các nhóm chức năng - một số về CNTT, một số về kinh doanh, còn số khác về sản xuất. Một nhóm ảo như vậy có thể chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện dự án rồi giải tán khi công việc xong xuôi.
Don Tapscott, tác giả cuốn sách bán chạy nhất The Digital Economy, cũng có quan điểm như vậy. Theo ông, các sản phẩm và dịch vụ 10 năm tới sẽ chứa đựng tri thức của người tiêu dùng. "Người thiết kế mạng phải phá bỏ bức tường giữa họ và hoạt động kinh doanh. Hãy bắt đầu từ kiến trúc cho phép thu thập tối đa các yêu cầu của người sử dụng. Sau đó thực thi mạng trở thành hạ tầng mới dùng để sáng tạo chứ không thuần túy chỉ là phương tiện truyền số liệu."
5.6.4 Nâng cao kỹ xảo
Dù bạn là người lập trình C++, thợ soạn trang Web, chuyên gia về TCP/IP hay kiến trúc sư cho mạng đa giao thức dùng router, bạn luôn phải trau dồi kiến thức và hoàn thiện tay nghề. Công nghệ luôn thay đổi do đó để có thể trụ được, người ta phải biết thích nghi với những gì mới xuất
hiện. Trong 10 năm tới sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực mạng sẽ là cơ hội mới cho các chuyên gia mạng có ý thức cầu tiến.
Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng chỉ nắm vững công nghệ là đủ rồi, thì bạn lầm. Ngày nay, ngoài công nghệ ra còn phải nắm vững công việc của cơ quan bạn. Bạn không làm được gì nếu không hiểu thấu đáo hoạt động kinh doanh nơi bạn đang làm việc. Ở đây có sự cạnh tranh từ bên ngoài. Các hãng lớn như General Electric Co, The Dun&Bradstreet Corp., Caterpillar Inc... đang nhắm vào nhân công rẻ hơn ở các nước như Ấn Độ, Ailen và Đông Âu. Một nhà triển khai ứng dụng mạng với 5 năm tay nghề ở Ấn Độ chỉ thu nhập được 10.000 USD/năm, trong khi cũng chuyên gia trình độ như vậy tại New York lại có lương 65.000 USD/năm.
5.6.5 Intranets
Thời gian tới, người quản trị hệ thống thông tin (HTTT) sẽ dành nhiều thời gian để xây dựng mạng nội tại (Intranet), một kiểu kết hợp Internet với mạng riêng của công ty. Sau một thời gian thử nghiệm dự án Intranet dựa trên 66 server, AT&T vừa đưa ra dịch vụ Network Notes. Người ta nhận thấy rằng Intranet phát huy tác dụng nhiều nhất trong lĩnh vực mua hàng từ xa, một loại hình sẽ phát triển nở rộ vài năm tới. Thăm dò hơn 200 công ty cho thấy CNTT dẫn đầu về sử dụng Internet, tiếp sau là ngành marketing. Chỉ ngồi một chổ mà bán được hàng, nhưng bán gì đây? Người xây dựng HTTT trên Intranet nên khởi đầu bằng những ứng dụng đơn giản, dễ thuyết phục. Lockheed Martin Corp. cho phép 40.000 nhân viên của mình đọc bản tin trên mạng và đặt ra các câu hỏi nảy sinh. Mỗi nhà quản lý của US WEST Inc. bây giờ có thể nắm được tình hình thời tiết ở mọi khu vực. Đáng tiếc là báo chí quảng cáo quá đáng cho Intranet, dường như hãng nào cũng có thể nhanh chóng xây dựng được ứng dụng tầm cỡ công nghiệp - kiểu như Federal Express Corp. đảm bảo khách hàng luôn theo dõi được lộ trình hàng hóa của mình. "Quảng cáo làm người ta bỏ ra hàng triệu đôla cho mọi thứ được gắn nhãn Intranet/Internet", Ungermann của First Virtual nói. Các chuyên gia khuyến cáo nên chú trọng đến phương diện bảo mật của Intranet. Cần có những giải pháp thích hợp như của Lotus Notes hoặc Microsoft Exchange đối với LAN. Nhiều hãng lớn như EDS Corp. đã quyết định dùng chính trình duyệt Web để xem dữ liệu gốc. Hiện nay Navigator của Netscape là sản phẩm hàng đầu (front-end) khá rẻ và dễ sử dụng.
5.6.6 Mua bán từ xa
Mua bán từ xa còn gọi là thương mại điện tử (electronic commerce), là cơ hội thi thố tài năng của các nhà quản trị mạng vì kết quả được thấy rất rõ. "Họ phải là những người đi đầu ở công ty, phải chỉ cho giám đốc thấy được nhược điểm của ứng dụng này và đề xuất kế hoạch cho tương lai", Stan Leapcak, giám đốc dự án của META Group Inc. nói. Dù sao, phải hết sức chú ý đến vấn đề bảo mật (security). Nhìn chung, các chuyên gia đều lạc quan và dự đoán rằng đến năm 2000, nhiều tỉ đô la hàng hóa và dịch vụ sẽ được thực hiện qua mạng, vào thời điểm PC và T.V sẽ hòa nhập với nhau.
5.6.7 Cụ thể hóa toàn diện
"Chìa khóa cho cụ thể hóa toàn diện (mass customazation) là những người sử dụng mạng", Christopher Hart, chủ tịch The Spire Group nói. "Chính họ là chất kết dính để tất cả hoạt động được một cách nhịp nhàng."
Tập đoàn khách sạn Ritz-Carlton cho bạn tầm nhìn về tương lai của mình. Tổng giám đốc quyết định phải cá thể hóa các dịch vụ khách sạn. Tất cả các cơ sở đều thu thập thông tin từ phía khách hàng, xác định những sở thích của họ và trên cơ sở đó xây dựng một CSDL để tìm hiểu rút kinh nghiệm. Công việc của ban HTTT là dựng các mạng và hệ thống để tìm ra những khác biệt giữa các cá thể. Trước hết phải đổi mới trang bị trên mạng để làm sao khách hàng có thể dễ dàng cung cấp thông tin về ý thích của mình, các nhận xét đánh giá sản phẩm và dịch vụ, qua các cuộc mua bán, qua các kios, qua điện thoại, các dịch vụ trực tuyến và E-mail.
Joseph Pine, tác giả cuốn "Mass Customization: The New Frontier in Business Competition" nói: "Bạn cần phải xây dựng các CSDL dùng chung linh hoạt hơn nhiều so với trước, các mối liên kết chặt chẽ với nhà sản xuất. Công nghệ của bạn trong 10 năm tới phải tìm được tiếng nói chung với các khách hàng riêng biệt".
5.6.8 Outsourcing
(khái niệm mới, chỉ quá trình kết hợp với những nhân tố bên ngoài để thực hiện phân tích hệ thống,
lập trình, tổ chức dữ liệu cho nội bộ của một tổ chức)
Tháng 3 vừa rồi, gần 200.000 công nhân của General Motors đã đình công vì hãng vừa sa thải 100 người có tay nghề cao. Nguyên nhân: dùng nguồn lực từ bên ngoài (outsourcing) kinh tế hơn. Đó là mối lo hay điều may mắn? Có người cho rằng sử dụng nguồn lực khác không làm cho các nhà quản trị mạng phải lo lắng. Thực sự thì về vấn đề này không có ngoại lệ: ngày nay nhiều nhà quản trị mạng đang phải chuyển sang công việc khác, chẳng hạn quản lý các hợp đồng nhập khẩu nhân lực. Alan Paller, phụ trách nghiên cứu của Data Warehousing Institute cho biết là điều đó đã xảy ra ở nhiều hãng và văn phòng chính phủ liên bang. Với việc sử dụng nhân lực bên ngoài, bạn rảnh rổi để tiếp cận các vấn đề cao cấp, phức tạp hơn nảy sinh trong 10 năm tới. Một lời khuyên: hãy hướng outsourcing phục vụ cho lợi ích của bạn, tìm cách thuyết phục lãnh đạo không giảm biên chế một cách quá đáng vì biết đâu một ngày nào đó phải quay lại với những lực lượng cũ.
5.6.9 Giải thông lớn ở mọi nơi
Quá nhiều quảng cáo về năng lực truyền thông ở các nước phát triển. Thực tế, không phải lúc nào người ta cũng nối được với Internet. Tất cả là do dải thông hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu. "Ai cũng nói đến Java, nhưng để vận hành Java, bạn cần ISDN với năng lực gấp 10 lần hiện nay", một phân tích viên nhận xét. Trong những năm tới sẽ đạt được nhiều tiến bộ về dải thông, nhưng khi đó một loạt vấn đề lại nảy sinh. "Hãy thử quản lý các LAN và WAN khi người dùng bắt đầu thưởng thức video qua mạng".
Đến cuối thế kỷ, vấn đề dải thông sẽ được giải quyết chủ yếu nhờ vào hệ thống cáp đồng cặp xoắn, chứ không phải từ phía cáp sợi quang. Tất nhiên không phải là hệ thống cáp hiện có. Các hãng truyền thông đang hợp lực để đại tu trục xương sống. Các hãng cáp còn mắc nợ với người dùng mạng vì cần phải nâng cấp hệ thống của họ, trong khi có ít nhất 4 chuẩn modem đang thịnh hành. Những công nghệ mới như Asymmetrical Digital Subscriber Line (ADSL) và UDSL sẽ cuốn hút sự chú ý của ngành công nghiệp. Như vậy, đến đầu thế kỷ tới, dải thông nhiều megabit
sẽ hợp với túi tiền của người sử dụng và đến từng gia đình. Nó sẽ được cung cấp qua hệ cáp, qua cáp sợi quang và dây đồng cặp xoắn đổi mới. Đây sẽ là cơ hội lớn cho HTTT nối mạng để xây dựng được các ứng dụng hữu ích làm thay đổi bộ mặt toàn xã hội.
5.6.10Tự do phát triển
Tháng 2 vừa qua, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật bãi bỏ sự kiểm soát truyền thông từ phía chính phủ. Người dùng hoan hỷ vì điều đó sẽ cho phép các hãng truyền thông phát triển tự do, kéo giá thành sử dụng xuống, nhưng các chuyên gia e rằng trong vài năm tới ích lợi thu được sẽ không nhiều. "Trước hết, trong năm 1997, cần thông qua đạo luật chống độc quyền. Chỉ khi đó các dịch vụ mới phát triển nở rộ giống như những gì xảy ra với ISDN. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển", Metcalge, một nhà phân tích thị trường nói. Petterson có chung quan điểm như vậy: "Trong lĩnh vực này, tôi lạc quan, nhưng việc từ bỏ sự kiểm soát từ phía chính phủ vẫn chưa phải là một cuộc cách mạng".
Cải cách hệ thống truyền thông là cần thiết và sẽ xảy ra trên diện rộng. Ở châu Âu người ta sẽ học tập kinh nghiệm của Mỹ, nhưng cũng không thể một sớm một chiều được. "Ngay cả sau hàng trăm năm, bạn vẫn phải đối mặt với các tiêu chuẩn khác, trang bị khác và nền văn hóa khác",