Khi mở tập tin Excel có sử dụng có chứa hàm đã xây dựng mới, Excel sẽ yêu cầu bạn xác thực xem các đoạn mã lệnh trong Excel đó có tin cậy hay không, màn hình xuất hiện như hình dưới:
Chọn Enable Macros để chương trình (Macro) chứa trong Excel sẽ được thực thi.
Nếu bạn chọn Disable Macros, các Macro chứa trong Workbook vẫn tồn tại trong Excel nhưng không thể thực thi hàm đã xây dựng.
Trong những phần trên chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm về hàm, các thành phần trong một hàm, các từ khóa và các bước xây dựng một hàm. Trong phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn
những đối tượng trong lập trình VBA, những đối tượng này thật sự cần thiết phải có để có thể hoàn chỉnh một hàm đã đề cập trên.
10.5.4Khái niệm về thủ tục
- Là chương trình con không trả về giá trị và có thể có tham số. - Cú pháp khai báo như sau:
[Private/Public] Sub <Tên_hàm> ([danh sách tham số]) [Khối_lệnh]
End Sub
Ví dụ về thủ tục:
- Ví dụ sau minh hoạ cách thức tạo một thủ tục có tên Dinh_dang() sử dụng VBA. Nội dung của thủ tục là tiến hành định dạng lại phông chữ cho vùng ô tính đang được lựa chọn trong bảng tính: thay đổi tên phông chữ thành “Time News Roman”, kiểu chữ thành “Italic”, kích cỡ chữ “11”.
Sub Dinh_dang()
With Selection.Font
.Name = "Times New Roman" .FontStyle = "Italic" .Size = 11 End With End Sub Thực thi thủ tục Dinh_dang()
- Sử dụng thủ tục Dinh_dang(): thực hiện theo từng bước dưới đây:
- Kết quả khi sử dụng thủ tục Dinh_dang(): định dạng dòng chữ “Tin học đại cương đã thay đổi”
10.5.5Sự khác biệt giữa hàm và thủ tục
- Trả về giá trị
- Có hoặc không có tham số
- Không trả về giá trị
- Có hoặc không có tham số
- Bắt đầu của một hàm là Function
- Kết thúc của hàm là End Function
- Bắt đầu của thủ tục là Sub
- Kết thúc của thủ tục là End Sub
10.6 Biến, các kiểu dữ liệu, khai báo biến và hằng
Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số đối tượng cơ bản của Visual Basic, ngôn ngữ sử dụng trong lập trình VBA: hằng, biến, kiểu dữ liệu…
10.6.1 Biến – Khai báo biến
10.6.1.1 Định nghĩa
Biến là một tên (ký hiệu) đại diện cho một vùng nhớ dùng để chứa một dữ liệu khi thực thi chương trình.
Mỗi biến có tên riêng ứng với kiểu dữ liệu.
Giá trị của biến có thể thay đổi trong khi thực thi chương trình. Các quy định về khai báo biến:
- Tên biến phải bắt đầu bằng mẫu tự không bắt đầu bằng số
- Không chứa các ký tự đặc biệt: +, - , * , / , < , > , ’ , ” , %, !, #, $, (khoảng trắng)… - Tên biến không được vượt quá 255 ký tự.
- Tên biến không phân biệt chữ hoa hoặc chữ thường
- Không dùng các từ khoá dành riêng cho VB. Ví dụ: Một số từ dành riêng như Dim, Select, Case, Do…
Ví dụ:
- Biến hợp lệ: Hoten, Ho_ten, Hoten1, H, … - Biến không hợp lệ: 1Hoten, ho+ ten,…
Visual Basic For Application hỗ trợ tất cả các kiểu biến thông dụng như: Integer, Long (Long Integer), Single, Double và String. Ngôn ngữ cũng hỗ trợ các dữ liệu khác như: Boolean, Byte, Currency, Date…
10.6.1.3Khai báo biến
Thông thường lệnh Dim được dùng để kết hợp biến với kiểu dữ liệu muốn gán cho biến. Cú pháp khai báo biến
Dim tênbiến1 As kiểubiến1, tênbiến2 As kiểubiến2
10.6.1.4 Phạm vi của biến
Tùy theo yêu cầu biến được sử dụng trong phạm vi nào trong chương trình mà chúng ta có cách khai báo biến tương ứng.
[Public, Private, Static] Dim Tên biến As Kiểu biến.
- Public (toàn cục): khai báo biến với từ khóa Public nghĩa là biến đó tồn tại và hoạt động trong toàn bộ ứng dụng.
- Private (cục bộ):Khai báo biến với từ khóa Private thì biến đó chỉ hoạt động cục bộ trong module chứa nó.
- Static: khai báo biến với từ khóa Static thì biến đó được sử dụng trong hàm hoặc thủ tục chứa nó.
Ví dụ khai báo biến:
1. Dim Counter As Integer 2. Dim Area As Single
3. Dim StudentName As String 4. Dim tenhocsinh As String * 30
5. Dim thuesuat As Single, lai As Double , thue As Double