CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ VISUAL BASIC (VB) Quy tắc viết mã lệnh

Một phần của tài liệu Lịch sử máy tính (Trang 183 - 186)

- Giải thích

CHƯƠNG TRÌNH

12.3 CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ VISUAL BASIC (VB) Quy tắc viết mã lệnh

Quy tắc viết mã lệnh

có thể dịch mã lệnh mà không phát sinh lỗi. Các câu lệnh phải là các dòng riêng biệt. Nếu có nhiều lệnh trên cùng một dòng thì giữa các lệnh ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm (:). Nếu dòng lệnh quá dài, muốn ngắt lệnh thành hai dòng thì sử dựng dấu cách và dấu gạch dưới ( _). Nếu muốn chèn thêm ghi chú, phải bắt đầu dòng chú thích bằng dấu nháy đơn (’).

Qui ước khi đặt tên: phải bắt đầu bằng kí tự kiểu chữ cái thông thường; không chứa dấu chấm, dấu cách hay các ký tự đặc biệt khác; không quá 255 kí tự; không trùng với các từ khoá; các biến có cùng một phạm vi thì không được đặt tên trùng nhau.

Các lỗi cú pháp này sẽ được VBA IDE phát hiện và báo lỗi cho người lập trình ngay trong quá trình viết mã lệnh.

Ngoài ra, Visual Basic còn có khả năng gợi nhớ và tự hoàn thành mã lệnh (Auto code) giúp người lập trình có thể tạo mã lệnh một cách thuận tiện và nhanh nhất.

Từ khoá trong VB

Từ khoá là tập hợp các từ cấu thành một ngôn ngữ lập trình. Mỗi ngôn ngữ lập trình có một bộ từ khoá riêng, dưới đây là danh sách các từ khoá trong ngôn ngữ lập trình VB:

As For Mid Print String

Binary Friend New Private Then

ByRef Get Next Property Time

ByVal Input Nothing Public To

Date Is Null Resume True

Else Len On Seek WithEvents

Empty Let Option Set

Error Lock Optional Static

False Me ParamArray Step

Các kiểu dữ liệu cơ bản

Dưới đây sẽ liệt kê các kiểu dữ liệu cơ bản thường được sử dụng trong quá trình lập trình với VBA:

Kiểu logic (boolean)

Chỉ chứa hai giá trị TRUE và FALSE. Khi chuyển từ các dữ liệu dạng số sang kiểu logic, 0 sẽ được chuyển thành FALSE còn giá trị khác sẽ được chuyển thành TRUE. Khi chuyển từ kiểu

logic sang kiểu số, giá trị FALSE sẽ được chuyển thành 0 còn giá trị TRUE sẽ được chuyển thành -1.

Kiểu số nguyên

Dùng để chứa các giá trị là số nguyên. Một số kiểu số nguyên thường dùng bao gồm:

Dùng để chứa các giá trị là số thực. Một số kiểu số thực thường dùng bao gồm:

Kiểu mảng (array)

Mảng là một khối dữ liệu gồm các phần tử có cùng tên và kiểu dữ liệu. Các phần tử trong mảng phân biệt với nhau bằng các chỉ số. Mảng có thể có một chiều hoặc nhiều chiều.

Kích thước của mảng được xác định dựa trên số chiều và biên trên, biên dưới của mỗi chiều. Các thành phần trong mảng là liên tục giữa hai biên.

Trong VB có hai loại biến mảng là mảng có chiều dài cố định và mảng động (chiều dài có thể thay đổi lúc thực thi). Mảng động có thể dùng tương tự như kiểu con trỏ, là kiểu dữ liệu mà VB không trực tiếp hỗ trợ.

Kiểu chuỗi (String)

Kiểu chuỗi có thể được coi là mảng một chiều với kiểu dữ liệu của các phần tử là kiểu ký tự. Mặc định, trong VB các biến hay tham số kiểu chuỗi có chiều dài thay đổi tùy theo giá trị dữ liệu được

Trong VB đã có sẵn một số hàm liên quan đến xử lý chuỗi, ví dụ như cắt chuỗi, tách chuỗi, ghép chuỗi, tìm kiếm,… Ta có thể tra cứu các hàm này trong các tài liệu tham khảo như MSDN hoặc Object Browse (thư viện Strings).

Kiểu thời gian (Date)

Dùng để lưu trữ và thao tác trên các giá trị thời gian (ngày và giờ). Định dạng ngày và giờ phụ thuộc vào các thiết lập về hiển thị trong hệ thống của người dùng. Khi chuyển từ các dữ liệu kiểu số sang kiểu ngày tháng, các giá trị ở bên trái dấu phẩy chuyển thành thông tin về ngày còn giá trị ở bên phải dấu phẩy sẽ được chuyển thành thông tin về giờ.

Kiểu Variant

Kiểu Variant là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa tất cả các loại dữ liệu, ngoại trừ kiểu chuỗi có chiều dài cố định. Kiểu Variant cũng có thể chứa các giá trị đặc biệt như Empty, Error, Nothing và Null.

Kiểu tự định nghĩa (user-defined type)

Kiểu tự định nghĩa là kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa, tương tự như kiểu bản ghi (Record) trong ngôn ngữ lập trình Pascal hay kiểu cấu trúc (Struct) trong ngôn ngữ lập trình C. Kiểu tự định nghĩa bao gồm nhiều trường dữ liệu, mỗi trường dữ liệu có thể là các kiểu dữ liệu cơ bản hoặc các kiểu tự định nghĩa khác.

Kiểu lớp (Class)

Kiểu lớp dùng để mô tả đối tượng. Trong lớp, các thuộc tính và phương thức của đối tượng sẽ được định nghĩa và cài đặt. Trong VBA lớp được xây dựng trong Class Module hoặc sử dụng lại trong các thư viện lớp sẵn có.

Lớp có thể gồm các thành phần sau:

Các thuộc tính (Property): thực chất là các biến thành viên khai báo trong lớp đó, các thuộc tính

có kiểu thông thường hoặc bản thân nó có thể có kiểu là một lớp khác.

Các phương thức (Method): thực chất là các chương trình con được khai báo bên trong lớp,

gồm hàm (Function) hoặc thủ tục (Sub) thành viên. Ngoài ra trong VB, lớp có thể có sự kiện (Event). Sự kiện giúp cho lớp có khả năng giao tiếp với các lớp khác hoặc với môi trường ngoài.

Một phần của tài liệu Lịch sử máy tính (Trang 183 - 186)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w