Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 30 - 31)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

6.1.Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)

6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộ

6.1.Giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không)

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện và đa dạng so với các tỉnh trong khu vực.

- Thành phố hiện có một sân bay Tân Sơn Nhất, thuận tiện cho việc giao lưu giữa TP. Hồ Chí Minh với các vùng trong nước và quốc tế. Qua nhiều thời kỳ phát triển, diện tích sân bay đã bị thu nhỏ lại từ 1500 ha xuống còn 886,3 ha.

- Đường sắt khu vực Thành phố và vùng phụ cận nếu tính từ ga Trảng Bom về ga Hòa Hưng dài 56 km. Tổng diện tích chiếm đất của các nhà ga trên địa bàn Thành phố là 238,4 ha. Mạng lưới đường sắt và hệ thống ga chưa đáp ứng yêu cầu chuyên chở của khu vực phía Nam.

- Mạng lưới đường bộ của Thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố quản lý có tổng chiều dài khoảng 3.038 km; tổng diện tích chiếm đất là 2.373,2 ha.

Trong những năm qua Thành phố đã từng bước nâng cấp mở rộng và xây dựng các đoạn của các tuyến đường vành đai như: đường Nguyễn Văn Linh (thuộc Vành đai 1 và 2), Xa lộ Đại hàn (Vành đai 2)....

Thành phố hiện có 1.350 nút giao thông; các nút giao thông đều giao cắt đồng mức nên dễ ùn tắc. Để điều hòa giao thông, tại các giao lộ có đèn tín hiệu giao thông, nhưng chưa đủ theo yêu cầu.

- Trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 190 cầu các loại với tổng chiều dài hơn 16.215 m. Khoảng 14% là các loại cầu sắt, xi măng, gạch xây, gỗ, phần lớn tập trung nhiều ở các quận ven và các huyện ngoại thành, bị hư hỏng nhiều, có nguy cơ sụp đổ. Đây là một nhu cầu cấp bách và rất nặng đòi hỏi Thành phố phải giải quyết trong 5 - 10 năm tới.

+ Các bến xe liên tỉnh: 5 bến (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây, bến xe Chợ

Lớn, bến xe Cần Giuộc và bến xe Hóc Môn), tổng diện tích khoảng 18,18 ha.;

+ 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành;

+ 3 bãi đỗ xe tải bố trí ở vành đai 2 tại khu vực quận 12, An Lạc (Bình

Tân) và Hóc Môn, với tổng diện tích 3,8 ha;

+ 7 bãi đỗ xe taxi, với tổng diện tích khoảng 3,2 ha;

+ 6 bến kỹ thuật dành cho xe búyt, với tổng diện tích khoảng 8 ha.

Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít. Đa số các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. Hệ thống bến ô tô tải còn thiếu nhiều so với nhu cầu, nhưng chưa có dự án đầu tư cụ thể.

- Về giao thông vận tải đường thuỷ:

+ Tổng chiều dài các tuyến sông, kênh trên địa bàn Thành phố khoảng 867,5 km. Hầu hết các sông và kênh đào được khai thác sử dụng từ lâu, nhưng chưa được nạo vét, mở rộng, cải tạo.

+ Hệ thống cảng sông, biển khu vực Thành phố gồm 10 cảng biển và 3 cảng sông; với 29 cầu cảng biển có chiều dài 5.968 m, và 7 cầu cảng sông với chiều dài 486 m. Các cảng chính là Sài Gòn, Bến nghé, Tân Thuận đều nằm sâu trong nội thành nên lượng xe tải ra vào rất lớn, gây ùn tắc gaio thông và ô nhiễm môi trường. Trong tương lai hệ thống cảng này phải được di dời.

Diện tích đất dành cho giao thông trên địa bàn Thành phố chiếm 10.816,93 ha, bằng 5,16% diện tích tự nhiên, chiếm 37,62% diện tích đất chuyên dùng, chiếm 66,6% so với đất có mục đích công cộng.

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 30 - 31)