Giáo dụ c đào tạo

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 32 - 36)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

6.3.Giáo dụ c đào tạo

6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộ

6.3.Giáo dụ c đào tạo

Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố hiện có 1.425 trường học với khoảng 1,2 triệu học sinh, sinh viên các ngành học, bậc học. Số cán bộ và giáo viên là 52.534 người (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Để tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao, Thành phố đã thực hiện thành công và tiếp tục triển khai chương trình đào tạo 300 thạc sỹ và tiến sỹ, chương trình đào tạo 1.000 giám đốc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tính đến tháng 9 năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 556 trường giáo dục mầm non, 443 trường tiểu học, 228 trường trung học cơ sở, 115 trường trung học phổ thông và 29 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có 17 trường trung học chuyên nghiệp do Thành phố quản lý và 54 trường đại học – cao đẳng (Báo cáo tình hình

phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

Phần lớn các trường tiểu học của Thành phố, nhất là ở khu vực nội thành không đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định số 1366/GD-ĐT ngày 26/4/1996 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về cơ sở vật chất trường lớp nhìn chung tuy đã cải thiện nhiều, nhất là vài năm gần đây, nhưng so với mục tiêu đào tạo mới được Luật Giáo dục quy định thì vẫn còn bất cập; chất lượng kiến trúc trường khá cách biệt giữa nội thành - ngoại thành.

- Bình quân 1,4 xã/ phường có 1 trường THCS ; tương ứng khoảng 26.776 dân và đạt khoảng 53 học sinh cấp 2/1.000 dân ; tỷ lệ lớp bình quân/1 trường là 31,40; cơ sở vật chất của các trường tương đối tốt.

- Bình quân 2,7 xã/phường có 1 trường THPT, tương ứng khoảng 51.640 dân và đạt 27 học sinh THPT/1.000 dân (tỷ lệ này giảm dần từ nội thành ra ngoại thành). Kiến trúc các trường khá tốt, đảm bảo tiêu chuẩn cho việc dạy và học.

Thành phố đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2002. Hiện đang tiến hành phổ cập giáo dục bậc trung học, đã có 129/317 phường xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học (đạt 40,7%). Dự kiến đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học các quận nội thành. Năm 2005, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi cấp trung học cơ sở ước đạt 86,4% và phổ thông trung học ước đạt 53,6% (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Đầu tư cho giáo dục tăng dần (24% trong ngân sách chi thường xuyên của Thành phố được đầu tư cho giáo dục và khoảng 20% tổng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản giành để xây dưng trường lớp), công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng đạt hiệu quả tốt và được sự hưởng ứng, đồng tình của xã hội (Báo cáo chính trị trình Đại

hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Hiện nay, tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp: trường tiểu học có 20/443 trường (chiếm 4,51%); trường trung học cơ sở có 7/228 trường (3,07%); trường trung học phổ thông có 1/115 (0,86%) đạt chuẩn quốc gia. Chủ yếu là do các trường ở thành phố không bảo đảm chuẩn tối thiểu về diện tích/mỗi học sinh. Tổng số diện tích trường học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông (Mầm non, Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) trên địa bàn Thành phố hiện nay mới có 515,24 ha. Trong đó diện tích bình quân một trường, đối với tiểu học là 0,4 ha; đối với trung học cơ sở là 0,55 ha và đối với trung học phổ thông là 0,87 ha; diện tích bình quân trên một học sinh tương ứng với các cấp là 4,27 m2; 3,99 m2; 6,30 m2 (Báo cáo tình hình

9/2005).

- Về Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), học tập cộng đồng (HTCĐ). Hiện nay Thành phố có 26 trường GDTX, 24 HTCĐ. Trong đó có một số trung tâm lớn như: Trung tâm GDTX Chu Văn An - Trung tâm cấp Thành phố với khoảng trên 3.000 học viên, cơ sở vật chất đang cần tu sửa nâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu học tập của khoảng trên 5.000 học viên; Trường Bổ túc dân chính Lê Quí Đôn (lớp

đêm): khoảng 800 học viên, chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức, nhưng không có

cơ sở riêng, phải mượn địa điểm của trường THPT Lê Quý Đôn - Quận 3; Ngoài ra mỗi quận, huyện còn có 1 Trung tâm GDTX với qui mô từ 600 - 2.000 học viên. Một số quận, huyện như Nhà Bè, Quận 4 chưa có Trung tâm GDTX

- Về giáo dục trung học chuyên nghiệp (THCN): Trên địa bàn thành phố hiện nay có 29 trường Trung học Chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, 12 trường đại học, cao đẳng có hệ THCN trực thuộc nhiều Sở, Bộ ngành quản lý. Hầu hết các trường này được thành lập từ sau ngày giải phóng 1975. Từ năm 1990 trở lại đây có 10 trường THCN (8 trường thuộc thành phố và 2 trường thuộc Trung ương) được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại hoặc nâng cấp từ các trường nghiệp vụ, trường trung học nghề. Tất cả các trường THCN đều là loại trường đào tạo theo hệ trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật cùng các loại bồi dưỡng, dạy nghề ngắn hạn.

- Về cơ sở dạy nghề: Thành phố thành lập và đăng ký mới trên 100 cơ sở, nâng tổng số cơ sở dạy nghề đến cuối năm 2005 đóng trên địa bàn là 290 cơ sở. Mạng lưới này phân bố ở khắp 24 quận, huyện, có quy mô đào tạo trên 30 nghìn học sinh công nhân kỹ thuật và 300 nghìn học viên ngắn hạn (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại

biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

- Về giáo dục đại học, sau đại học: Công tác giáo dục đại học và sau đại học không chỉ phục vụ cho nhu cầu Thành phố mà còn cho các tỉnh phía Nam. Số trường đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) trên địa bàn Thành phố tăng nhanh từ năm 1994-1998 (năm

1990 có 21 trường, năm 1994 tăng lên 25 trường, năm 1995 tăng lên 29 trường, năm 1997 tăng lên 37 trường và năm 1998 là 38 trường).Tính đến nay trên địa bàn TP. Hồ

Chí Minh đã có 54 trường ĐH-CĐ, trong đó TP quản lý 2 trường ĐH và 8 trường CĐ.

(Báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh tháng 9/2005).

- Trong những năm qua thành phố thực hiện chủ trương xã hội hóa bằng nhiều hình thức đa dạng như huy động các thành phần kinh tế trong và ngòai nước đầu tư xây dựng các trường dân lập, tư thục và bán công. Hiện thành phố có 85 trường bán công (chiếm 6,3%), 244 trường dân lập (chiếm 18,1%) và một số trường đại học tư thục mới vừa được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập.

6.4. Y tế

Hoạt động y tế Thành phố trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng thể hiện vai trò trung tâm y tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam bộ. Chất lượng

khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày càng phát triển, mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và phát triển, công tác xã hội hóa y tế đã đạt được những kết quả khả quan.

Loại hình y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 8 loại với tổng số 398 cơ sở trong đó trạm y tế phường xã là 317 cơ sở, chiếm 79,65%; bệnh viện 38 cơ sở, chiếm 9,54; phòng khám khu vực 29 cơ sở, chiếm 7,28%; còn lại là các loại cơ sở khác như nhà điều dưỡng, trại phong, nhà hộ sinh….

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh còn có 10.849 cơ sở Y tế tư nhân hoạt động và một số bệnh viện tư nhân (24 bệnh viện tư nhân) trong và ngòai nước. Tuy nhiên chỉ có 03 bệnh viện (Việt Pháp, Tâm Đức, Triều An) là đầu tư mới với quy mô lớn, các bệnh viện còn lại đều sử dụng mặt bằng nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh trong khu vực nội thành nên quy mô rất nhỏ .

Trên địa bàn Thành phố còn có cơ sở đào tạo đại học y dược do Bộ Y Tế quản lý và trường trung học y tế, trường nữ hộ sinh trung cấp là nguồn cung cấp cán bộ hỗ trợ, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn ngành y.

Số giường bệnh trên 10.000 dân ở các bệnh viện công lập đã tăng từ 30 giường năm 2000 lên 32,5 giường năm 2004 (Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ VIII).

Cơ sở vật chất ngành y tế không ngừng được nâng cấp và mở rộng trong thời gian qua, đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhiều cơ sở y tế như Trung tâm y tế chuyên sâu của bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cơ sở mới của bệnh viện Hùng Vương, Khoa thận của bệnh viện Nhân dân 115, Trung tâm y tế quận 12. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.5. Văn hoá

Trong những năm gần đây, Thành phố đã thực hiện tốt các chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về “ Xây dựng và phát triển

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện rộng khắp; các chương trình “Năm trật tự đô thị”, “Năm kỷ cương, văn minh đô thị” được khiển khai đã có kết quả bước đầu, góp

phần xây dựng môi trường văn hóa đô thị và diện mạo văn hóa mới cho Thành phố. Năm 2004, Thành phố có 21 rạp chiếu bóng - video, 25 thư viện (trong đó cấp

quận, huyện là 24), 9 bảo tàng, 10 nhà truyền thống, 12 di tích lịch sử và khá nhiều

đình, chùa, miếu, nhà thờ, có 4 nhà văn hoá gắn với hoạt động đối ngoại nhằm mở rộng giao lưu văn hoá thế giới. Ngành văn hóa thông tin có nhiều cố gắng phục vụ nhu cầu của xã hội nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tầm cỡ của một thành phố lớn. Mạng lưới văn hóa thông tin phân bổ không đều, nhiều cơ sở có từ trước giải phóng, các quận huyện mới thì thiếu, các quận nội thành sử dụng

không hết công suất. Cơ sở xuất bản, in ấn báo chí trên địa bàn Thành phố khá nhiều, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo.

Chủ trương xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa xã hội được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cao, huy động được tiềm lực vật chất và tinh thần của nhân dân, có ý nghĩa sâu rộng trên các mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 32 - 36)