Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 31 - 32)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộ

6.2. Thuỷ lợi (đê điều, hồ chứa nước, kênh mương, công trình đầu mối)

Chức năng của hệ thống thủy lợi và mặt nước chuyên dùng của Thành phố Hồ Chí Minh là tưới tiêu cho nông nghiệp và điều hoà tiêu thoát nước thải cho Thành phố. Diện tích đất thủy lợi theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 là 2.516,52 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 33.250,02 ha .

Trên địa bàn Thành phố có khoảng trên 1.200 km kênh rạch, trong đó có 234 km do Công ty thoát nước đô thị quản lý dùng cho chức năng thoát nước. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chịu tác động của chế độ bán nhật triều không đồng đều của biển Đông, nên gây khó khăn cho việc thoát nước của cả hệ thống cống - kênh rạch - sông lớn. Lòng lạch bị bồi lắng, làm khả năng tiêu thoát nước tự nhiên của hệ thống này bị giảm đi khoảng 50 - 60%.

Hệ thống cống ngầm được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19, sau đó được phát triển thêm vào cuối những năm 1960, vừa thu nước thải, vừa thu nước

mưa, đến nay phát triển mang tính chắp vá và phân bố tập trung ở các quận trung tâm. Các quận mới như quận 2, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, hệ thống thoát nước còn ít. Nhiều khu tập trung dân cư ở các quận ven, trong nội thành chưa có cống thoát nước. Nước thải được thải trực tiếp xuống mặt đất, chảy tràn lan và tự thấm gây ô nhiễm môi trường.

Về cống thoát nước có khoảng 931 km, gần 200 cửa xả trên diện tích lãnh thổ khoảng 650 km2, phục vụ thoát nước cho 140km2 nội thành và 510 km2 khu vực xung quanh. Mật độ mạng lưới bình quân là 0,143 m/ha. Chất lượng cống rất kém do xây dựng từ lâu, hay bị tắc nghẽn, riêng các cống tròn và cống hộp đa số mới xây dựng nên chất lượng còn tốt.

Các công trình, hệ thống thủy lợi chính của Thành phố gồm:

- Công trình thủy lợi đầu tư chủ yếu phục vụ cải tạo đất phèn, mặn, đất hoang hóa để đưa vào xản xuất, xây dựng các nông trường quốc doanh vùng ven kênh Thày Cai, An Hạ, kênh Xáng, kênh Ngang, kênh A, B, C (khu Tây Băc thành phố, diện tích 20.000ha với tổng chiều dài kênh chính 100km, kênh cấp 1, 2: trên 300km)

- Các công trình ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt cho vùng đất thấp, nhiễm mặn theo mùa ven sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Cần Giuộc.... như các hệ thống: đê bao ven Rạch Tra - kênh Xáng, Thầy Cai, An Hạ, sông Chợ Đệm, ven sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Cần Giuộc – Cây Khô.... với tổng chiều dài 190km

- Hệ thống tưới tiêu các vùng triền, gò thiếu nước tưới với các giếng tưới công nghiệp, bán công nghiệp.... phục vụ phát triển rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Bến Mương - Láng The, Cây Xanh - Bà Bếp (Củ Chi), Rạch Chiếc – Trau Trảu (Quận 2, 9), Rạch Gò Dưa - Rạch Đĩa (Quận Thủ Đức)....tổng chiều dài 65km

- Các công trình khai thác nguồn nước của hồ Dầu Tiếng Tây Ninh (hệ thống kêng Đông Củ Chi), lượng nước xả các hồ Trị An, Thác Mơ (giảm mặn mùa khô, tăng lượng tưới, các công trình ngăn triều cường gây úng ngập mùa mưa)

Từng bước nâng cấp, bê tông hóa, hiện đại hóa và đồng bộ hóa các công trình thủy lợi như kiên cố hóa kênh Đông Củ Chi, xây dựng hệ thống thủy lợi Hóc Môn- Bắc bình Chánh, công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển Cần Giờ, các công trình tiêu thoát nước, phòng chống úng ngập.

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w