0
Tải bản đầy đủ (.docx) (194 trang)

Đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất: 1 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội:

Một phần của tài liệu LUẬT ĐẤT ĐAI (Trang 59 -62 )

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

3. Đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất: 1 Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội:

3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội:

Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục (từ năm 2001 đến năm 2005 tăng trung bình 11% /năm), nhiều khu đô thị mới đang hình thành với điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, xanh, sạch đẹp, nhiều công trình dự án lớn đã được đầu tư đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, hiệu quả của việc sử dụng đất được chú trọng hơn, nhiều chung cư cao tầng đã được xây dựng phù hợp với điều kiện sống của một đô thị hiện đại.

Quỹ đất đai sử dụng cho đầu tư phát triển ngày càng hẹp dần nhưng Thành phố lại chưa có kế hoạch lâu dài để khai thác hiệu quả quỹ đất. Trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến năm 2002, do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh vượt ra tầm kiểm soát của nhà nước dẫn đến một số nơi đô thị phát triển tự phát tràn lan, tác động tiêu cực đến quá trình đô thị hóa, thiếu các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tối thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống và ô nhiễm môi trường.

Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch còn yếu, cảnh quan đô thị tuy có cải thiện nhưng còn tồn tại lớn về không gian kiến trúc. Quỹ đất dành cho các công trình công cộng theo quy hoạch bị lấn chiếm nên khi triển khai đầu tư theo quy hoạch, chi phí bồi thường rất lớn.

Tốc độ đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị không đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế, bất cập so với tốc độ phát triển đô thị và dân số dẫn đến quá tải hạ tầng đô thị ngày càng nghiêm trọng. Các công trình trọng điểm về phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị triển khai chậm và thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh.

Các công trình hạ tầng xã hội có quy mô nhỏ và chất lượng chưa cao, thiếu những trường học và bệnh viện đạt chuẩn quốc gia, thiếu mảng cây xanh tập trung lớn. Thành phố đã thực hiện chủ trương cải tạo khu nhà thấp tầng lụp xụp tại khu vực trung tâm Thành phố thành khu chung cư cao tầng tiện nghi khang trang hơn nhằm tăng diện tích đất công trình công cộng phục vụ chung cho khu vực, tuy nhiên phần diện tích dành cho cây xanh vẫn còn rất thấp so với mật độ dân số tăng cao do diện tích sàn xây dựng của nhà cao tầng tăng hơn nhiều so với trước.

Các dự án phát triển nhà ở chủ yếu là nhà liên kế, nhà vườn và biệt thự, rất ít chung cư cao tầng, chủ yếu phục vụ cho đối tượng có thu nhập khá trở lên. Gần đây Thành phố mới triển khai chương trình xây dựng 30.000 căn hộ phục vụ chương trình tái định cư các dự án của nhà nước và 60.000 căn hộ phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp, tuy nhiên các chương trình này cũng chỉ ở giai đoạn bắt đầu nên sản phẩm hoàn thành còn ít, dự kiến đến năm 2007 và 2008 mới có thể phục vụ phần nào cho các đối tượng thu nhập thấp.

Việc phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố không đồng bộ với việc quy hoạch phát triển các khu dân cư và bảo vệ môi trường. Nhiều cơ sở sản xuất đang đầu tư xây dựng rải rác khắp nơi, một số cơ sở sản xuất nằm xen trong khu dân cư ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.

Kinh tế xã hội nông thôn ngoại thành đã có nhiều biến đổi tích cực, tiềm năng các thành phần kinh tế được phát huy hơn, kinh tế phát triển tương đối ổn định với tốc độ chung khá cao; cơ cấu sản xuất, kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn ngày càng chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế của một Thành phố lớn đang phát triển.

Đất nông nghiệp đang chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh trong khi đó Thành phố chưa có chiến lược và giải pháp đồng bộ, toàn diện về phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp ngoại thành (nhất là ở các quận mới thành lập). Khu vực

đất nông nghiệp báo động về tác động tiêu cực như bỏ hoang hóa đất sản xuất; mua bán sang nhượng đất nông nghiệp, xây dựng trái phép; vấn đề ô nhiễm và sinh thái môi trường; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp; dân số, việc làm nông thôn; vấn đề tệ nạn, phân tầng xã hội phát sinh ở ngoại thành.

3.2 Những tác động đến môi trường trong qúa trình sử dụng đất

3.2.1. Phát triển sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường không đồng bộ

+ Hình thành mới nhiều KCN-KCX cùng với các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện hữu xen lẫn trong các khu dân cư; Số lượng doanh nghiệp tăng cao trong thời gian qua nhưng tỉ lệ đơn vị xây dựng công trình xử lý ô nhiễm không cao, không vận hành thường xuyên.

+ Tình hình phát triển nhanh các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp (nhất là nuôi trồng thủy sản) tại các tỉnh lân cận, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nhưng chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần rất lớn vào việc gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất.

3.2.2. Quá trình đô thị hóa tăng nhanh, gia tăng áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng cũ kỹ, xuống cấp

+ Sự gia tăng dân số (bình quân mỗi năm có thêm gần 196.000 người, tương

đương với số dân một quận trong thành phố) cùng với lượng lao động nhập cư từ các nơi

chuyển về thành phố, làm gia tăng áp lực cho hệ thống dịch vụ công cộng, y tế, vệ sinh đô thị…Trong khi đó tình hình thoát nước kém tại một số kênh rạch trong nội thành gây nên tình trạng ngập úng, ô nhiễm nước cục bộ tại nhiều khu vực. Hiện đã phát sinh thêm một số điểm ngập úng mới ở các khu dân cư phát triển do quá trình đô thị hoá nhanh, việc san lấp mương, rạch để xây dựng các công trình, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.

+ Chất thải rắn sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý triệt để và xả thẳng ra kênh rạch, ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường.

3.2.3. Khai thác nước ngầm và khai thác cát bất hợp lý dẫn đến tình trạng lún sụt đất và sạt lở đất:

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bùng nổ việc khai thác nước dưới đất từ sau năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày. Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, các giếng khai thác lại quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc cách ly chống ô nhiễm do thông tầng. Do còn một số những bất cập trên, nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng chứa nước gần mặt đất. Mực nước đang cạn kiệt, hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang xảy ra khu vực phía Tây, Tây Nam Thành phố. Đã phát hiện thấy một số giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân, Bình Chánh có hiện tượng lún.

nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu quả nghiêm trọng về về dòng chảy và sạt lở đất.

Một phần của tài liệu LUẬT ĐẤT ĐAI (Trang 59 -62 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×