0
Tải bản đầy đủ (.docx) (194 trang)

Ðất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 6.465,45 66,21 5,

Một phần của tài liệu LUẬT ĐẤT ĐAI (Trang 53 -55 )

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

2. Hiện trạng sử dụng các loại đất

1.3.1 Ðất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn TSL 6.465,45 66,21 5,

1.3.2 Ðất nuôi trồng thủy sản nước ngọt TSN 3.299,74 33,79 2,67

1.4 Ðất làm muối LMU 1.471,32 1,19 1,19

1.5 Ðất nông nghiệp khác NKH 467,76 0,38 0,38

2.1.1. Ðất sản xuất nông nghiệp

Ðất sản xuất nông nghiệp toàn Thành phố hiện có 77.954,87 ha, chiếm 63,11% diện tích đất nông nghiệp và bằng 37,20% tổng diện tích tự nhiên. Ðất sản xuất nông nghiệp được sử dụng như sau:

- Ðất trồng cây hàng năm: Toàn Thành phố có 47.198,86 ha, trong đó đất trồng

lúa 36.738,21 ha, chiếm 77,84% diện tích trồng cây hàng năm (đất chuyên trồng lúa nước 24.395,57 ha).

Diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1.533,82 ha, chiếm 3,25% diện tích trồng cây hàng năm. Diện tích trồng cỏ của Nông trường Bò Sữa xã An Phú huyện Củ Chi 450 ha, huyện Hóc Môn 211 ha...

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác 8.926,83 ha (tập chung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12), chiếm 18,91% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Ðất trồng cây lâu năm: Có 30.756,01 ha, chiếm 39,45% diện tích đất sản xuât

nông nghiệp, trong đó: chủ yếu là diện tích đất trồng cây lâu năm khác phân tán ở rải rác các huyện ngoại thành với diện tích 24.162,05 ha; đất trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cao su tập trung ở Củ Chi (2900 ha) và rải rác các nơi khác diện tích 3.752,41 ha; diện tích cây ăn quả tập trung như: dừa, nhãn, mãng cầu, chuối, xoài ...chiếm diện tích nhỏ 2.841,55 ha.

Do quá trình đô thị hóa, đất sản xuất nông nghiệp của Thành phố càng ngày càng bị thu hẹp, phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn, bạc màu hoặc úng ngập theo nước triều do mặt đất thấp. Công trình thủy lợi Kênh Ðông giúp việc cải tạo đất, tăng vụ cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Củ Chi. Một số diện tích thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ lại bị nhiễm mặn cao đã chuyển sang nuôi tôm sú có hiệu quả cao. Trong những năm trước mắt cũng như lâu dài cần chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện biện pháp thâm canh,... để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chuyển diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp để trồng rau sạch, hoa, cây cảnh, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

2.1.2. Ðất lâm nghiệp

Toàn Thành phố hiện có 33.857,88 ha đất lâm nghiệp có rừng (không kể diện tích đất rừng trên phần đất do quân đội quản lý khoảng 480 ha đựoc thống ke vào đất quốc phòng), chiếm 27,41% diện tích đất nông nghiệp. Bình quân đất lâm nghiệp 55,84 m2/ người thấp hơn nhiều so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

Đất rừng sản xuất chiếm 6,40% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở các huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và một phần nhỏ ở quận 9; Diện tích rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng sản xuất với diện tích 2.029,04 ha và trồng các loại cây keo, tràm và bạch đàn.

Ðất có rừng phòng hộ có diện tích 31.689,65 ha, chiếm 93,60% diện tích đất lâm nghiệp có rừng, phân bố chủ yếu ở huyện Cần Giờ và một phần nhỏ ở Bình Chánh, Củ Chi; phần lớn là rừng trồng phòng hộ với diện tích 20.342,16 ha, các loại cây chủ yếu tràm, đước.

Đất lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí và vai trò quan trọng, nhằm mục tiêu bảo tồn nguồn gien, cải tạo môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, trong những năm qua Thành phố đã duy trì kế hoạch khôi phục rừng Cần Giờ - đây là nơi có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, dự trữ sinh quyển của thế giới; cải tạo các khu rừng di tích lịch sử văn hóa ở phía Bắc huyện Củ Chi, xây dựng các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm ở Lê Minh Xuân thuộc huyện Bình Chánh. Ðồng thời đẩy mạnh phong trào trồng cây lâm nghiệp phân tán trong khu dân cư và khu vực công cộng.

2.1.3. Ðất nuôi trồng thủy sản

Toàn Thành phố hiện có 9.765,19 ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 7,91% diện tích đất nông nghiệp. Chủ yếu là do nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè; nuôi cá, ba ba, cá sấu ở huyện Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12 và các khu vực ven sông Sài Gòn; nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ với diện tích 6.465,45 ha (diện tích này không tính những phần diện tích ven biển, ven sông nuôi nghêu, sò tại huyện Cần Giờ). Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tập trung lớn ở huyện Cần Giờ (6.400 ha), Bình Chánh (1.161 ha), Nhà Bè (846 ha). Bên cạnh đó tận dụng các ao, hồ nhỏ trong các khu dân cư nuôi thả cá, ếch, ba ba kết hợp tích trữ nước và tạo cảnh quan môi trường phân bố chủ yếu ở các huyện ngoại thành.

2.1.4. Ðất làm muối

Toàn Thành phố hiện có 1.471,32 ha đất làm muối, chiếm 1,19% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích phân bố ở huyện Cần Giờ chủ yếu theo mô hình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Diện tích này có xu hướng ngày càng giảm do hiệu quả kinh tế thấp nên có xu hướng chuyển sang nuôi tôm.

2.1.5. Ðất nông nghiệp khác

Ðất nông nghiệp khác có diện tích 467,76 ha, chiếm 0,38% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở 5 huyện và chủ yếu là diện tích vườn ươm, cơ sở sản xuất cây giống, con giống.

Một phần của tài liệu LUẬT ĐẤT ĐAI (Trang 53 -55 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×