Với vị trí, vai trò của một Thành phố lớn, đối với vùng ngoại thành, yêu cầu tăng cường diện tích đất cho phát triển thủy lợi, giao thông, cải tạo lại các khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 39 - 41)

tích đất cho phát triển thủy lợi, giao thông, cải tạo lại các khu dân cư nông thôn theo hướng đô thị hoá tại chỗ là tất yếu khách quan. Tuy nhiên, một khi lao động nông nghiệp chưa chuyển kịp theo yêu cầu tại chỗ thì việc mất đất canh tác sẽ là một áp lực lớn phải tính đến trong việc cơ cấu lại việc sử dụng quỹ đất đai.

Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ

TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAII. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản

Thực hiện Luật Ðất đai năm 2003, UBND Thành phố tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền, như:

- Quyết định số 138/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố.

- Quyết định số 139/2004/QÐ-UB ngày 18/05/2004 về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông.

- Chỉ thị số 26/2004/CT-UB ngày 15/09/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức triển khai thực hiện Luật Ðất đai năm 2003 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chỉ thị số 29/2004/CT-UB ngày 16/11/2004 về tổ chức kiểm kê đất đai năm 2005 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công văn số 6983/UB-ÐT ngày 16/11/2004 về thực hiện một số việc cấp bách triển khai Nghị định số 181/2004/NÐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Ðất đai năm 2003.

- Quyết định 317/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003, Nghị định 181, Quyết định 25/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ TNMT.

- Kế hoạch số 4595/UB-ÐT ngày 06/08/2004 và số 4668/UBND-ĐT ngày 03/8/2005 về triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 316/2004/QÐ-UB ngày 24/12/2004 và Quyết định số 227/2005/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 về ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 225/2005/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố về quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở theo Luật Đất đai năm 2003.

triển khai thi hành Luật Đất đai.

Ngoài ra Ủy ban nhân dân Thành phố còn ban hành hoặc đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số chính sách nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính lập bản đồ hành chính

- Thành phố đã cho thực hiện Chỉ thị 364-CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất liên quan đến địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã. Về cơ bản đã hoàn chỉnh bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp. Riêng khu vực Gò Da nằm giữa các sông Gò Da và sông Thị Vải thuộc xã Thạnh An, huyện Cần Giờ chưa thống nhất ranh giới hành chính với Tỉnh Đồng Nai.

- Năm 2000, Thành phố tiến hành tổng kiểm kê đất đai theo Chỉ thị 24/TTg ngày 18/08/1999 của Chính phủ, diện tích đất đai được chỉnh lý, bổ sung trên cơ sở địa giới hành chính được hoạch định theo Chỉ thị 364-CT. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 209.501,83 ha. Trước năm 1997, gồm 18 quận, huyện (12 quận và 6 huyện), sau năm 1997 gồm 17 quận nội thành (12 quận cũ và 5 quận mới) và 5 huyện ngoại thành. Ðến năm 2005 diện tích là 209.554 ha, gồm 19 quận (12 quận cũ và 7 quận mới) và 5 huyện. Trong đó có 2 quận mới tách là quận Bình Tân và quận Tân Phú (quận Bình Tân tách từ huyện Bình Chánh, quận Tân Phú tách từ quận Tân Bình). Tiến hành thành lập bộ hồ sơ địa giới hành chính các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh và điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính quận, huyện có liên quan theo Nghị định số 130/NÐ-CP.

Bản đồ hành chính toàn thành phố, các quận, huyện và các phường, xã, thị trấn đã được xây dựng lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật. Bản đồ hành chính toàn Thành phố được xây dựng ở tỷ lệ 1/50.000, bản đồ hành chính quận, huyện tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 và cấp phường, xã, thị trấn tỷ lệ 1/5.000, 1/2.000, 1/1.000.

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình

3.1. Về khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất

Trong những năm gần đây, Thành phố đã thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá đất đai làm cơ sở đề ra và thực thi nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như:

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w