Thể dục thể thao

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 36 - 37)

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘ

6.6.Thể dục thể thao

6. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộ

6.6.Thể dục thể thao

Hoạt động thể dục thể thao, đặc biệt là phong trào thể thao nhân dân tiếp tục sôi động, lan rộng theo hướng xã hội hóa ngày càng tốt hơn.

Trong những năm gần đây, ngành thể dục thể thao của Thành phố rất được các cấp, các ngành quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2005, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 20% số dân. Hình thức nội dung tập luyện thể dục thể thao của quần chúng ngày càng đa dạng phong phú và rộng khắp, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng gắn với các ngày lễ lớn của đất nước đã trở thành truyền thống.

Công tác đào tạo vận động viên (VĐV) trong giai đoạn 2001 - 2005 được tổ chức đào tạo ở 38 môn và được phân thành 4 tuyến: dự tuyển, năng khiếu tập trung, dự bị tập trung và trọng điểm. Hệ thống đào tạo ngày càng hoàn thiện và có tính khoa học cao đã đáp ứng được chất lượng đào tạo trong giai đoạn phát triển của xã hội nói chung và ngành thể dục thể thao nói riêng. Công tác đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao cũng được chú trọng thông qua việc tổ chức tập huấn nước ngoài, mời chuyên gia cho các đội thể thao. Sự đầu tư chuyên môn tăng đều hàng năm ở cả số lượng môn và số lượng nhân sự tập huấn.

Sự đầu tư tài năng thể thao Thành phố trong giai đoạn 2001 - 2005 mang lại kết quả rất khả quan thông qua thành tích thi đấu tại các giải trong nước và quốc tế. Cụ thể: đạt hạng nhất toàn đoàn tại hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI năm 2004 tại Huế; đoạt 15 HCV, 20 HCB; 20 HCĐ trong các giải thi đấu quốc tế năm 2001; 42 HCV, 29 HCB; 28 HCĐ trong các giải thi đấu quốc tế năm 2004. Đặc biệt, trong giai đoạn này thể thao Thành phố đã đóng góp nhiều cán bộ, HLV, VĐV tham dự các kỳ SEA Games (năm 2001 & 2003), Olympic 2000 và Asiad 2002 hơn 22 môn thể thao và đã đạt được kết quả rất cao, đặc biệt hơn là năm 2003 nước ta là nước chủ nhà của SEAGames 22, các VĐV Thành phố đóng góp vào đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu 24/32 môn và đã đạt được 25 HCV - 19HCB - 22HCĐ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thể thao Thành phố cũng được cải thiện đáng kể, một số cơ sở sân bóng chuyền, bóng rổ, sân quần vợt, sân cầu lông, sân bóng bàn, bóng ném được làm mới và nâng cấp cải tạo thường xuyên, các cơ sở lớn như: SVĐ Thống Nhất, SVĐ Quân khu 7, Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Nhà thi đấu Phú Thọ, Trung tâm TDTT Thành long, Hồ bơi Yết Kiêu - Lam Sơn - Tân Sơn Nhất có khả năng phục vụ thi đấu trong nước và quốc tế.

Lợi thế của Thành phố là có 3 cơ sở lớn về đào tạo chuyên ngành thể dục thể thao là: Trường Đại học Thể dục Thể thao II - Thủ Đức; Trường Cao đẳng sư phạm thể dục thể thao II - Nguyễn Trãi; Trường Nghiệp vụ thể dục thể thao thuộc Sở Thể dục Thể thao Thành phố, là nơi đào tạo cung ứng lực lượng vận động viên thi đấu chủ yếu cho Thành phố và quốc gia (Những năm qua 1/3 số vận động viên cấp quốc gia

được đào tạo từ đây).

Thực hiện chủ trương xã hội hóa, hiện nay nhiều cơ sở ngòai công lập đã phát triển như đầu tư sân bóng đá, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, thể dục thẩm mỹ và hồ bơi … Tuy nhiên do chi phối bởi Luật Doanh nghiệp nên việc quản lý về chuyên môn nhằm đảm bảo an tòan, sức khỏe cho người đến tập luyện chưa được chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Luật đất đai (Trang 36 - 37)