Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý TSCĐ:

Một phần của tài liệu kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần dệt may hòa thọ (Trang 59 - 64)

1. Về hạch toán kế toán TSCĐ:

Kế toán TSCĐ nên mở thêm sổ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ và nên giao trách nhiệm cho các bộ phận quản lý và sử dụng TSCĐ được chặt chẽ hơn.

Về hạch toán hao mòn TSCĐ công ty nên tổ chức kiểm tra về số lượng, chất lượng, các yếu tố kỹ thuật, có thể hàng tháng hay hàng quý kiểm tra một lần như vậy thì mới phát hiện được những TSCĐ mà người sử dụng làm mất mát, hư hỏng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phản ánh đúng thực trạng TSCĐ của công ty.

Cần áp dụng công tác kiểnm tóan nội bộ giúp cho lãnh đạo công ty kiểm soát, đánh giá hoạt động của từng xưởng may, từng xí nghiệp và đảm bảo độ tin cậy về thông tin kinh tế tài chính của công ty.

Đối với máy móc sửa chữa, nâng cấp TSCĐ đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Đối với những TSCĐ tham gia trực tiếp và quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thì phải có kế hoạch sữa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên, để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra liên tục, không bị gián đoạn vì hư hỏng máy móc thiết bị.

2. Chứng từ và sổ sách kế toán:

- Công ty nên đánh giá TSCĐ theo quy định nhằm giúp cho đơn vị lập báo cáo kiểm kê TSCĐ được nhanh chónh và gọn nhẹ, công ty nên mở thêm thẻ TSCĐ để việc quản lý TSCĐ được chi tiết hơn giúp cho việc đánh giá tốt hơn.

- Để thực hiện việc bảo toàn vốn cố định và xác định được đúng giá trị TSCĐ trong từng thời điểm, hàng năm công ty nên tổ chức đánh giá TSCĐ theo các quy định của nhà nước.

- Khi chuẩn bị cho hạch toán thì các chứng từ kế toán rất quan trọng, khi một chứng từ được lập sai thì việc hạch toán sẽ cho kết quả sai, do đó các chứng từ kế toán phải được kiểm tra chặt chẽ trước khi hạch toán.

+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ.

+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trên chứng từ.

+ Kiểm tra tính chính xác của các số liệu, thông tin từ trong chứng từ.

+ Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của người lập chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính của nhà nước phải thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho...) đồng thời báo cáo ngay cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.

- Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại hoặc thông báo cho nơi lập chứng từ biết để làm lại từ đầu, làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới nhận và dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán.

- Số liệu ghi trên sổ kế toán phải rõ ràng, liên tục có hệ thống, không được ghi xen kẻ, ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng, nếu có dòng chưa ghi hết phải gạch bỏ chỗ thừa. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu tổng cộng của mỗi trang đồng thời chuyển số liệu tổng cộng này sang đầu trang kế tiếp.

- Quản lý tốt việc ghi chép sổ sách giúp doanh nghiệp trong việc hạch toán, lập các báo cáo quyết toán, theo dõi tình hình biến động TSCĐ của công ty, biết được tình trạng kỹ thuật hiện tại của từng TSCĐ để có kế hoạch sử dụng và đầu tư hợp lý.

- Công ty xử lý thông tin kế toán trên phần mêm kế toán rất nhanh gọn, tuy nhiên để phát hiện lỗi thì mất rất nhiều công sức, vì vậy khâu nhập dữ liệu là hết sức phải thận trọng, cần độ chính xác cao, nhằm tăng cường quản lý TSCĐ chặt chẽ.

3. Công tác quản lý TSCĐ:

Tăng cường trách nhiệm dân sự trong sử dụng và bảo quản TSCĐ:

- Đây là giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của người bảo quản và người trực tiếp sử dụng TSCĐ. Vận dụng công suất thiết kế của người thiết kế tăng khả năng phát huy sáng kiến của công nhân viên trong công ty bằng cách có chế độ thưởng, phạt hợp lý đối với cá nhân và tập thể lao động trong việc bảo quản và sử dung TSCĐ. Như vậy TSCĐ sẽ được đảm bảo sử dụng có hiệu quả hơn, tuổi thọ lâu và tình trạng kỹ thuật tốt. Ngoài ra còn thúc đẩy công nhân viên làm việc có trách nhiệm và đạt kết quả cao hơn.

- Thu hồi và bảo tồn vốn cố định có hiệu quả.

- Ngày nay, với sự bùng nổ của Khoa học kỹ thuật và công nghệ thong tin thì TSCĐ không thể tránh khỏi sự hao mòn kể cả hữu hình lẫn vô hình. Sauk hi hết thời gian sử dụng thông thường giá trị của tài sản còn lại là rất ít thậm chí có những tài sản cố định không còn giá trị. Vì vậy mà việc xác định hao mòn và trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phải được tính toán chính xác và khoa học nhằm thu hôi vốn cố định để tái đầu tư TSCĐ mới đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Tùy thuộc vào mức độ hao mòn tài sản hữu hình và vô hình mà công ty có thể chủ động nâng cao tỉ lệ khấu hao TSCĐ cho phù hợp nhưng cũng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng và các đối tượng chịu tỉ lệ khấu hao đó phải có hiệu quả và thu hôi được vốn.

- Về công tác quản lý tại các xưởng, xí nghiệp trực thuộc công ty được chặt ché, chi phí quản lý về mặt con số còn tình trạng thực tế do thiếu cán bộ nên việc quản lý lỏng lẻo, sơ sài dẫn đến việc đánh giá thiệt hại do hư hỏng không được chính xác.

- Nên đầu tư hơn nữa vào quỹ đầu tư rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nó tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Vì vậy những chính sách, biện pháp nhằm phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ luôn luôn là cần thiết và quan trọng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì TSCĐ là một tư liệu sản xuất kinh doanh không thể thiếu và một yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vai trò TSCĐ là rất lớn nên đòi hỏi việc quản lý và sử dụng TSCĐ phải đạt hiệu quả cao. Để đạt được mục tiêu này người quản lý phải có trình độ phù hợp với sự phát triển của xã hội, khoa học kỹ thuật, phù hợp mua sắm quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý.

Qua thời gian thực tập tại Công Ty cổ phẩn Dệt May Hòa Thọ là một sinh viên chuyên ngành kế toán, em đã tìm hiểu đôi điều về quá trình hình thành và phát triển của công ty, cách tổ chức quản lý của công ty, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung, và tổ chức hạch toán TSCĐ nói riêng, em đã rút ra được nhiều kiến thức bổ ích cho mình, lý thuyết là vậy nhưng thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán mới ban hành và áp dụng hệ thống mới còn nhiều trở ngại.

Qua tìm hiểu thực tế kết hợp với những kiến thức đã học, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Kế toán TSCĐ” tại công ty Dệt may Hòa Thọ. Trong thời gian đó em đã đưa ra một số nhận xét và một số ý kiến bản thân nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán TSCĐ tại công ty.

Tuy nhiên thời gian thực tập và kiến thức đã có cũng như đi sâu vào thực tiễn, chuyên đề này không thể tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Kính mong những ý kiến đóng góp của thầy cô, các anh chị Phòng kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đà Nẵng, ngày ... tháng... năm ...

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

PHẦN 1...2

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CTY CP DỆT MAY HOÀ THỌ...2

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀ THỌ...2

1. Sự ra đời của công ty:...2

2. Quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập đến nay:...2

II. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:...3

1. Chức năng:...3

2. Nhiệm vụ:...3

III. Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán tại công ty...3

1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty...3

2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty...5

2.1. Tổ chức bộ máy kế toán...5

2.2. Tổ chức tình hình kế toán:...6

IV. Những thuận lợi và khó khăn của công ty...7

1. Thuận lợi:...7

2. Khó khăn:...7

V. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm:...8

1. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp:...8

1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định:...8

1.2 Khái niệm và đặc điểm luân chuyển của vốn cố định:...8

1.3. Xác định nguyên giá TSCĐ...9

2. Phân loại và kết cấu TSCĐ:...11

2.1. Phân loại TSCĐ...11

3. Khấu hao và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ...12

3.1. Khái niệm về hao mòn TSCĐ...12

3.2. Khái niệm khấu hao TSCĐ:...12

3.3. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ:"...12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Thực trạng kế toán TSCĐ với việc quản lý, sử dụng TSCĐ tại công ty...14

1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty: gồm 2 phần...14

IV. Những thuận lợi và khó khăn của công ty...16

1. Thuận lợi:...16

V. Kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm:...16

1. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp:...16

1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định:...16

1.2 Khái niệm và đặc điểm luân chuyển của vốn cố định:...17

1.3. Xác định nguyên giá TSCĐ...18

2. Phân loại và kết cấu TSCĐ...20

2.1. Phân loại TSCĐ...20

3.1. Khái niệm về hao mòn TSCĐ...20

3.2 Khái niệm khấu hao TSCĐ...20

3.3. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ...21

II. Thực trạng kế toán TSCĐ với việc quản lý sử dụng TSCĐ tại công ty...22

1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty: gồm 2 phần...22

2. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ...23

2.1. Tình hình tài chính của công ty...23

PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...26

I. Khái niệm đặc điểm và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định...26

1. Khái niệm:...26

2. Đặc điểm:...26

3. Nhiệm vụ kế toán TSCĐ:...26

II. Phân loại và tính giá TSCĐ:...26

1. Phân loại TSCĐ:...26

1.1. Phân loại hữu hình:...26

1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu:...27

1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng:...27

1.4. Phân loại theo nguồn hình thành:...28

2. Tính giá TSCĐ:...28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Nguyên giá TSCĐ:...28

2.2. Giá trị hao mòn:...29

2.3. Giá trị còn lại:...29

III. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:...30

1. Xác định đối tượng hạch toán TSCĐ:...30

2. Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ:...30

3. Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ:...30

IV. Hạch toán tổng hợp TSCĐ hữu hình và vô hình...30

1. Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ:...30

1.1. Chứng từ, thủ tục hạch toán...30

1.3. Phương pháp hạch toán TSCĐ...31

2. Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ:...33

2.1. Chứng từ thủ tục hạch toán:...33

2.2. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình:...34

2.3. Phương pháp hạch toán:...34

V. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ...35

1. Một số khái niệm:...35

2. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ...35

3. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ...36

3.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng:...36

3.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:...36

3.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:...37

4. Hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ...38

4.2. Trình tự hạch toán...38

VI. Kế toán sửa chữa TSCĐ...38

1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ:...38

2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ:...39

3. Kế toán nâng cấp TSCĐ:...39

4. Hình thức sổ kế toán tại công ty...40

B. Thực tế về hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ...40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại công ty...40

1. Đặc điểm tài sản cố định...40

2. Phân loại TSCĐ...41

II. Hạch toán tăng giảm TSCĐ tại công ty...41

1. Hạch toán tăng TSCĐ tại công ty...41

1.1. Tài khoản sử dụng:...41

1.2. Trình tự hạch toán lưu chuyển chứng từ...41

2. Hạch toán giảm TSCĐ tại công ty...47

3. Hạch toán kế toán tổng hợp TSCĐ vô hình tại công ty...51

3.1. Chứng từ sử dụng...51

3.2. Tài khoản sử dụng:...52

3.3. Hạch toán kế toán TSCĐ vô hình tại công ty...52

III. Hạch toán kế toán khấu hao TSCĐ tại công ty...52

1. Phương pháp tính khấu hao...52

2. Cách tính khấu hao...52

3. Kế toán khấu hao TSCĐ tại công ty:...52

IV. Hạch toán kế toán sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty:...55

PHẦN III...58

NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN...58

KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÒA THỌ...58

1. Những kết quả đạt được:...58

2. Những vấn đề còn tồn tại:...58

II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý TSCĐ:....59

1. Về hạch toán kế toán TSCĐ:...59

2. Chứng từ và sổ sách kế toán:...59

3. Công tác quản lý TSCĐ:...60

Một phần của tài liệu kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần dệt may hòa thọ (Trang 59 - 64)