Kinh nghiệm Nhật Bản ()

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm sử dụng lao động hiệu quả ở xí nghiệp xây dựng công trình - tổng Công ty xây dựng đường thuỷ (Trang 25 - 27)

Sau năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, thiệt hại về vật chất lên tới 61,3 tỷ yên. Hơn 13 triệu ngời rơi vào tình trạng không có việc làm. Dòng ngời thất nghiệp từ thành thị đổ về nông thôn làm cho số hộ ở nông thôn tăng lên nhanh chóng, trớc năm 1945, số hộ ở nông thôn khoảng 5,5 triệu, năm 1960

đã lên tới 6,18 triệu hộ. Chính phủ Nhật Bản đã đa ra nhiều chính sách và biện pháp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho ngời dân.

Nhật Bản đã tận dụng sự giúp đỡ về tài chính và thị trờng của Mỹ nh nhận các đơn đặt hàng quân sự, các khoản viện trợ, đầu t về vốn, máy móc, trang thiết bị trong giai đoạn đầu khôi phục kinh tế, tạo đà cho sự phát triển nhảy vọt sau này. Đặc biệt, ngời Nhật đã huy động và sử dụng vốn rất táo bạo và có hiệu quả. Tích luỹ của Nhật Bản luôn đạt từ 30- 40% so với GDP trong giai đoạn từ 1951- 1973, tiền lơng bình quân của Nhật rất thấp, chỉ bằng 1/4 của Mỹ, 1/5 của Anh, 1/2 của Pháp. Mặc dù hạn chế chi tiêu cho phúc lợi xã hội, Nhật Bản vẫn đầu t rất lớn cho giáo dục và đào tạo. Chính vì thế, ngời lao động ở Nhật Bản có trình độ chuyên môn, kĩ thuật rất cao. Với các nguồn vốn huy động đợc từ tích luỹ, tiết kiệm, phát hành công trái..., Nhật Bản đã đầu t cho các ngành có điều kiện và hiệu quả cao nh luyện kim, hoá chất, đóng tàu, chế tạo máy, lọc dầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng. Nhật Bản cũng đầu t cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chú trọng nghiên cứu khoa học ứng dụng. Thị trờng của Nhật Bản ở nớc ngoài và trong nớc ngày càng đợc mở rộng. Hàng hoá của Nhật đã xâm nhập vào các thị trờng Đông Nam á, một số nớc châu Mỹ, châu Âu và đợc sự a chuộng, tín nhiệm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhật Bản đã có chính sách và biện pháp nhằm thực hiện công nghiệp hoá nông thôn, vừa biến nền nông nghiệp cổ truyền kiểu Châu á thành nền nông nghiệp tiên tiến, vừa phát triển công nghiệp nông thôn theo hớng đa dạng nhằm giải quyết việc làm ở khu vực này. Các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống cũng đợc khuyến khích phát triển. Vào những năm 70, tỉnh OITA (Tây nam Nhật Bản) đã có phong trào “Mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm khai thác các ngành nghề cổ truyền nông thôn. Ngay năm đầu tiên, họ đã tạo ra 143 loại sản phẩm thu đợc 250 triệu USD. Đến năm 1992 tăng lên 1,2 tỷ USD. Phong trào phục hồi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã lan rộng ra khắp nớc Nhật, góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, làm tăng mức sống cũng nh tốc độ đô thị hoá của nông thôn Nhật Bản.

Với nhiều chính sách và biện pháp hữu hiệu, Nhật Bản đã kiềm chế đợc tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên dới 2-3% trong rất nhiều năm kể từ khi tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Đến đầu năm 1999, do ảnh hởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản đã tăng lên cao nhất từ năm 1950 trở lại đây (4,8% trong quý đầu năm). Để đối phó với tình hình này, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua chơng trình “cả gói” để giải quyết nạn thất nghiệp và cơ cấu lại các công ty. Chơng trình sẽ góp phần tạo hơn 700.000 việc làm cho các thành phần kinh tế t nhân thông qua các dự án của Chính phủ. Ngân sách bổ sung để thực hiện chơng trình cả gói này là 500 tỷ yên (4,2 tỷ USD). Chính phủ sẽ cấp vốn cho các địa phơng tạo việc làm trong 2 năm tới.

2.2.2.Thực trạng sử dụng lao động và những vấn đề đặt ra đối với việc làm ở nớc ta

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm sử dụng lao động hiệu quả ở xí nghiệp xây dựng công trình - tổng Công ty xây dựng đường thuỷ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w