Biện pháp giảng bình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khai thác cái đẹo trong thơ trữ tình Xuân Diệu (Trang 44 - 45)

II. Thực trạng việc dạy học thơ trữ tình Xuân Diệu hiện nay

2.Biện pháp giảng bình

Giảng và bình là một việc làm quen thuộc đối với giáo viên văn học. Hình nh giảng, bình đã trở thành bí quyết trong giảng văn. Ai biết bình và bình giỏi, giờ giảng văn sẽ hứng thú mang màu sắc cảm xúc và văn học rõ rệt. Không có giờ văn nào thành công mà lại thiếu đợc lời bình của giáo viên. "Phê bình là một thứ mỹ học vận động" (Bielinxki). "Bình thơ là cái nghiệp rất vui, là chuyến đi say ngời bổ ích, nó không chỉ đa học sinh đến với một nghĩa đen của một chữ hay một "xuất xứ" của một điển tích, một hình tợng nghệ thuật, một câu văn mà thôi". Dạy một phải biết mời, muốn khám phá cái hay, cái đẹp phải đi vào "cái bề sâu, cái bề cao, cái bề xa" của nó.

Giảng bình không những bình xét một cách tinh tế để học sinh cảm thụ đợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà còn giáo dục t tởng tình cảm, nâng cao nhận thức và trình độ thẩm mỹ của học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Theo giáo s Phan Trọng Luận: "Giảng bình không phải là việc phát hiện và truyền thụ hiểu biết của mình về tác phẩm. Đích cuối cùng là chuyển vào bên trong học sinh từ bớc nhận thức hình tợng sang giai đoạn tự nhận thức, tự tri giác tích cực về t tởng, tình cảm thẩm mỹ"1.

Để phát huy sức mạnh của giảng bình trong việc khai thác cái hay cái đẹp của thơ trữ tình Xuân Diệu, giáo viên cần hớng dẫn học sinh hiểu thơ 1 Phan Trọng Luận"Văn học - nhà trờng, đổi mới quan niệm và phơng pháp - TCVH Số 1 - 1987

"bằng tất cả sức mạnh tổng hợp của con ngời văn hoá" mà then chốt là "lấy hồn tôi để hiểu hồn ngời" 1 nh phơng pháp của Hoài Thanh.

Song lời bình trong giờ giảng phải sâu gọn, giáo viên không nên sa vào ý kiến vụn vặt, đa ra đúng lúc, ý nghĩa dẫn dắt gợi mở kích thích đúng hớng cảm thụ suy nghĩ của học sinh. Hơn nữa giảng bình là một "nghệ thuật phức tạp và tế nhị". ở đây có quan hệ giữa ba chủ thể học sinh - giáo viên - tác phẩm. Ngời giáo viên thực sự trở thành ngời "nối tâm hồn với những tâm hồn". Khi giảng bình ngời giáo viên luôn giữ vai trò "môi giới" của mình.

Thơ trữ tình Xuân Diệu là thơ phức hợp của nhiều cảm xúc nên con đờng tiếp nhận cũng phải là con đờng tổng hợp huy động toàn bộ năng lực giác quan mà quan trọng là dùng tình cảm để hiểu tình cảm. Văn học nghệ thuật đợc xây dựng trên những quy luật riêng của tình cảm, rằng khả năng tạo ra sự đồng cảm khả năng truyền cảm chính là cái làm nên "phép màu" làm nên sức "vang ngân", làm nên "ma lực" chinh phục huyền diệu của văn chơng. Giảng bình tác phẩm thơ trữ tình chính là làm nổi bật "ma lực" huyền diệu ấy bằng sự đồng điệu của tâm hồn.

Khi rung cảm với cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là học sinh đã bộc lộ đợc năng lực của con ngời mình. Để hiểu cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu trớc Cách mạng phải vận dụng vốn hiểu biết đồng đại và lịch đại. Cảm hiểu cái hay cái đẹp trong thơ trữ tình Xuân Diệu là đi tìm cái "bề sâu, bề cao, bề xa" (Chế Lan Viên) hay các "khoảng trống im lặng giữa các dòng thơ .Vậy nên "xin đừng bớc to, nói năng hãy lắng hồn ta lại để hiểu hồn ngời" 2.

Bình thơ trữ tình Xuân Diệu cần chú ý điểm sáng nổi bật nhất rồi từ đó mà toả ra toàn tác phẩm, cho tác phẩm tác động trực tiếp vào tâm hồn ngời nghe bằng cái đẹp. Qua cái đẹp nói đợc điều "thiện", điều "chân" cùng một lúc với cái đẹp thấm vào con ngời để tâm hồn đợc toả sáng, nâng cao và nở đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp khai thác cái đẹo trong thơ trữ tình Xuân Diệu (Trang 44 - 45)