1. THỰCHIỆN CHIẾN LƯỢC
1.3. Xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động
1.3.1. Các chính sách
Theo nghĩa rộng, chính sách là những luật lệ, nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp, thủ tục,quy tắc, hình thức và những công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc theo những mục tiêu đã đề ra.
Ví dụ: một số chính sách có thể có của tổ chức:
- Khi giá trị hợp đồng lớn đến một mức giới hạn nào đó thì phải thanh toán bằng L/C. - Chỉ chấp nhận trả chậm cho một số khách hàngđạt một số tiêu chuẩn nhất địnhdo tổ chức đề ra.
- Đánh giá người lao động theo các tiêu chuẩn A, B, C,D hàng tháng, hàng quý, năm, trên cơ sở đó người lao động sẽ được hưởng một mức phúc lợi tương ứng.
- Thời gian thử việc của người laođộng là 3 tháng.
- Khi mức chi tiêu vượt quá một mức độ nhất định thì phải có sự phê chuẩn của cấp cao hơn.
- Quy định giải quyết khiếu nai của khách hàng theo một quy trình, thủ tục nhất định… Các chính sách tạo điều kiện dễ dàng cho việc giải quyết nưhngx vấn đề lặp đi, lặp lại và hướng dẫn việc thực hiện chiến lược.Là công cụ để thực hiện chiến lược, các chính sách đặt ra những phạm vi, cơ chế bắt buộc và những giới hạn đối với các hành động quản trịcó thể được thực hiện, trên cơ sở đó sẽ thưởng/phạt cho hành vi ứng xử tương ứng. Các chính sách quy định rõ những gì được làm và những gì không được làm trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức. Các chính sách giúp cho các nhà quản trị và các thành viêncủa tổ chức biết được họ mong muốn những gì và cần làm gì, qua đó làm tăng thực hiện thành công của chiến lược. Chúng cũng là cơ sở để kiểm soát, quản trị, tạo cơ chế để các bộ phận trong tổ chức hợp tác, phối hợp hành động với nhau và làm giảm thời gian đưa ra quyết định của quản trị viên. Các chính sách cũng quy định rõ việc gì được làm bởi ai, và vì vậy, khuyến khích việc ủy quyền ra quyết định cho các cấp quản trị phù hợp, nơi các vấn đề thường xảy ra.
1.3.2. Xây dựng các kế hoạch a. Kế hoạch
94
Công việc tiếp theo để thực hiện chiến lược là lập và thực hiện các kế hoạch, kế hoạch kinh doanh, nói chung, kế hoạch của các bộ phận chức năng như: kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính…và kế hoạch hành động của từng tahnhf viên trong tổ chức.
Kế hoạch được hiểu là một bản hoạch định có tính hệ thống, một chương trình hoặc một phương pháp đã được vạch ra trước để đạt tới mục tiêu nào đó.
b. Kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là một phần không thể thiếu của quản trị chiến lược. Trên cơ sở chiến lược đã được hoạch định, người ta tổ chức thực hiện bằng cách lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Kế hoạch kinh doanh không đơn giản chỉ là một bản kế hoạch trên giấy, mà là một sản phẩm hàm chứa những tư duy sâu sắc, những ý tưởng sang tạo được hình thành trên cơ sở phân tích thấu đáo môi trường bên trong và bên ngoài.
Kế hoạch kinh doanh cung cấp cho người sử dụng có cái nhìn đúng đắn để có được những quyết định chính xác,kịp thời.
Nội dung bản kế hoạch kinh doanh:
- Trang bìa: Tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ và số điện thoại lien lạc. - Tóm tắt mục tiêu hoặc nội dung họat động.
- Mục lục.
- Phần 1: Công việc kinh doanh. + Mô tả doanh nghiệp.
+ Sản phẩm/dịch vụ + Thị trường + Địa điểm + Đối thủ cạnh tranh + Ban quản trị + Nhân sự
+ Việc sử dụng và hiệu quả mong đợi của vốn vay - Phần 2: Dữ liệu tài chính.
+ NGuồn kinh phí và cách sử dụng. + Danh mục trang thiết bị cơ bản. + Bảng cân đối kế toán.
+ Phân tích điểm hòa vốn. + Dự báo lợi nhuận.
+ Dự báo dòng lưu chuyển tiền mặt. + Phân tích sự bất thường/ độ sai lệch.
+ Báo cáo về lịch sử tài chính đối với doanh nghiệp hiện tai. + Tóm tắt.
- Phần 3: tài liẹu hỗ trợ (để ủng hộ lập luận): Lý lịch cá nhân, bảngcân đối tài chính, ngân sách chi phí sinh họat, báocáo tình hình vay mượn, thư giới thiệu, mô tả công việc, hợp đồng thuê mướn…
95
c. Kế hoạch họat động của các bộ phận chức năng
Khi doanh nghiệp, các bộ phận, dự án…lập kế hoạch kinh doanh thì các bộ phận chức năng cũng lập kế hoạch họat động của mình: kế hoạch mar keting, kế hoạch sản xuất…
d. Kế hoạch họat động của từng cá nhân
Chiến lược của doanh nghiệp sẽ được triển khai đến từng cá nhân dưới dạng kế hoạch làm việc của từng người.