Bản chất của hoạt động thực thi chiến lược

Một phần của tài liệu Bài giảng: Quản lý chiến lược pptx (Trang 94 - 96)

1. THỰCHIỆN CHIẾN LƯỢC

1.1. Bản chất của hoạt động thực thi chiến lược

1.1.1. Mi quan h gia hoch định và thc thi chiến lược

Khi công ty đã quy định theo đuổi một chiến lược nhất định nào đó thì hoạch định chiến lược mới chỉ là bước đầu . Cần phải có một sự chuyển dịch những tư tưởng chiến lược thành hành động chiến lược.

Mô hình 7.1 cho thấy, các giai đoạn của quản trị chiến lược có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của giai đoạn hoạch định chiến lược là phải cho ra những chiến lược tốt. Nhưng một chiến lược chỉ được coi là tốt khi nó có tính khả thi – thực hiện được.Điều đó có nghĩa là muốn có một chiến lược tốt thì ngay từ khi hoạch định đã phải chú trọng đến việc tổ chức thực hiện chiến lược.

Lựa chọn các chiến lược để thực hiện Thiết lập mục tiêu dài hạn Phân tích

môi trường bên ngoài. Xác định cơ hội

và nguy cơ

Xác định lại mục tiêu kinh doanh

Phân tích môi trường bên trong. Nhận diện những điểm mạnh/ yếu Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược Đo lường và đánh giá việc thực hiện chiến lược Thiết lập mục tiêu hàng năm Đưa ra các chính sách Phân phối các nguồn lực Thông tin phản hồi Hoạch định

chiến lược chiến lược

Thực hiện

chiến lược

Đánh giá

91

Mặc dù có sự phụ thuộc và liên kết chặt chẽ với nhau nhưng hoạt động thưc thi chiến lược khác nhau cơ bản với hoạch định chiến lược đó là :

Hoạch định được một chiến lược kinh doanh tối ưu chưa thể bảo đảm được cho việc thực thi Chiến lược thành công . Thực thi chiến lược có nghĩa là “ Hành động” “ thay đổi” bởi vì “ công việc chỉ thực sự bắt đầu sau khi các chiến lược đã được lựa chọn”. Việc thực hiện thành công chiến lược đòi hỏi phải có sự ủng hộ, tính kỹ thuật, động cơ thúc đẩy và cố gắng nổ lực từ tất cả nhà quản trị và nhân viên của tổ chức. thực thi chiến lược luôn luôn khó khăn và phức tạp hơn việc thiết lập chiến lược

1.1.2. Các quy tc và ni dung cơ bn ca thc thi chiến lược :

Để đảm bảo sự thành công trong thực thi chiến lược, các công ty cần quán triệt đầy đủ các quy tắc chủ đạo sau :

- Chiến lược phải được phổ biến rộng rãi đến tấc cả các nhân viên mà nó có tác dụng. - Chiến lược phải được trình bày một cách đầy đủ, cụ thể và rõ ràng từ ý niệm, quan điểm đến mục tiêu.

- Phải bảo đảm sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của tấc cả các bộ phận và cá nhân liên quan

- Ban lãnh đạo công ty phải bảo đảm đủ nguồn lực cho việc thực hiện chiến lược, bao gồm : tài chính, nhân lực, kỹ thuật và thời gian.

- phải cụ thể hoá hoạt động thực thi chiến lược bằng các chỉ tiêu cụ thể để triển khai và giám sát quá trình thực hiện ở mỗi bộ phận và cá nhân khác.

Trong quá trình thực thi chiến lược, cần đặc biệt chú ý đến những khó khăn vướng mắt thường gặp như :

- Rất nhiều thời gian hơn so với dự kiến ban đầu.

- Sự biến động ngoài tầm dự báo của các yếu tố môi trường.

Hoạch định Chiến lược

- về cơ bản là một quá trình tri thức

- Đòi hỏi kỹ năng về phân tích và trực giác tốt

- Đặt vị trí các nguồn lực trước hành động

- Nhấn mạnh đến hiệu quả tài chính

- Cần sự hợp tác của một số cá nhân nhận định

- Ít có sự khác biệt về nội dung và công cụ hoạt động hoạch định giữa các tổ chức, đơn vị khác nhau.

Thực thi chiến lược :

- Là một quá trình hành động - Đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, tập hợp và cổ vũ

- Phải quản trị các nguồn lực trong công việc và hoạt động - Nhấn mạnh đến hiệu quả và tác dụng của hành động

- cần có sự hợp tác và thực hiện của cả tập thể, cộng đồng

- Có sự thay đổi rất lớn giữa các tổ chức có quy mô thay đổi và tính chất kinh doanh khác

92

- Việc điều hành công việc thực hiện không hiệu quả.

- Những người tham gia thực hiện không đủ năng lực và trình độ theo yêu cầu. - Nhiều mâu thuẫn mới xuất hiện và phủ định nhau.

- Hệ thống thông tin theo dõi và giám sát thực hiện chưa bảo đảm và tương xứng với yêu cầu.

Vì vậy, khi triển khai thực thi chiến lược, ban lãnh đạo công ty cần tập trung giải quyết những nội dung cơ bản sau:

- Cụ thể hóa mục tiêu chiến lược dài hạn thành một hệ thống các mục tiêu ngắn hạn ( mục tiêu hằng năm).

- Đề xuất các chính sách, kế hoạch hành động (marketing, Tài chính - Kế toán, Nhiêm cứu – Phát triển và hệ thống thông tin nội bộ..).

- Đánh giá và phân bổ các nguồn lực cơ bản. - Xác định cơ cấu tổ chức thích hợp.

- Quản trị các mâu thuẫnvà việc chống thay đổi. - Gắn thành tích và lương thưởng với chiến lược. - Tạo ra môi trường văn hóa hỗ trợ cho chiến lược.

- Làm cho quá trình sản xuất/tác nghiệp thích nghi với chiến lược.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Quản lý chiến lược pptx (Trang 94 - 96)