1.1. Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó.
Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động: quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, marketing… và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng. Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình.
Xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng đặc biệt (những điểm mạnh của một doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể dễ dàng làm được, sao chép được) sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp.
1.2. Những vấn đề có liên quan Lựa chọn Lựa chọn các chiến lược để thực hiện Thiết lập mục tiêu dài hạn Phân tích
môi trường bên ngoài. Xác định cơ hội
và nguy cơ
Xác định lại mục tiêu kinh doanh
Phân tích môi trường bên trong. Nhận diện những điểm mạnh/ yếu Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược Đo lường và đánh giá việc thực hiện chiến lược Thiết lập mục tiêu hàng năm Đưa ra các chính sách Phân phối các nguồn lực Thông tin phản hồi Hoạch định
chiến lược chiến lược
Thực hiện
chiến lược
Đánh giá
51
Phân tích môi trường bên trong nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
Điểm mạnh là điều mà doanh nghiệp đang làm tốt hay các đặc tính giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Điểm mạnh có thể thể hiện ở các dạng sau:
- Doanh nghiệp có những kỹ năng, kinh nghiệm hay cách làm đặc biệt - bí quyết chế tạo với chi phí thấp, bí quyết để đạt được năng suất cao, quá trình R & D ngắn, bí quyết công nghệ, sản xuất không khuyết tật, kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, kỹ năng cải tiến sản phẩm, các kỹ năng thương mại sản phẩm qui mô lớn, quảng cáo khuyến mãi độc đáo.
- Các thế mạnh về cơ sở vật chất - nhà xưởng hiện đại, vị trí hấp dẫn, nguồn vốn dồi dào và nguồn nguyên liệu đầu vào vững chắc, có hệ thống phân phối và mối quan hệ rộng rãi trên toàn thế giới…
- Tài sản nguồn nhân lực có giá trị - có đội ngũ các nhà quản trị giỏi, gắn bó với doanh nghiệp, lực lượng lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao vá ý thức kỷ luật tốt, có văn hóa tổ chức tốt, có khả năng tập hợp lực lượng tạo thành sức mạnh tổng lực để vượt qua đối thủ cạnh tranh.
- Có những thế mạnh về tổ chức, quản lý - hệ thống quản trị chất lượng tốt, hệ thống kiểm soát sở hữu công nghệ, bản quyền, quyền khai thác, mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng, hệ thống ngân hàng, tài chính, sự trung thành của khách hàng…
- Tài sản vô hình có giá trị – hình ảnh nhãn hiệu, danh tiếng, lòng trung thành cao độ của khách hàng…
- Khả năng cạnh tranh – thời gian phát triển sản phẩm và thương mại hóa ngắn, năng lực chế tạo, mạng lưới đại lý, các nhà cung cấp mạnh, …
- Giữ vị trí có lợi trên thị trường – có chi phí thấp hơn, sản phẩm tốt hơn, giữ vị trí dẫn đạo trên thị trường…
- Có thế mạnh về các mối quan hệ - các liên doanh, liên kết hoặc các mối quan hệ hợp tác dưới dạng khác với các công ty, tập đoàn có uy tín và tiềm năng trên thị trường quốc gia, khu vực và thế giới…
Điểm yếu là những điểm mà doanh nghiệp đang bị thiếu sót, kém cỏi hay những yếu tố sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế bất lợi. Những điểm yếu nội tại của công ty có có thể biểu hiện:
- Thiếu hụt về các kỹ năng và kinh nghiệm cạnh tranh quan trọng.
- Thiếu các tài sản vô hình có giá trị, tài sản vật chất, tổ chức, nhân sự, quan trọng có tính cạnh tranh.
- Yếu về khả năng tổ chức, quản lý.
- Không có nguồn cung ứng đầu vào vững chắc. - Hoạt động marketing yếu kém.
Cần lưu ý: điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp phải được xác định trong mối tương quan với đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh: của doanh nghiệp là doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp. Có tác giả cho rằng: một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành.
52
Lợi thế cạnh tranh bền vững: có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Cũng theo quan điểm lợi nhuận, người ta cho rằng: một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao hơn tỷ lệ bình quân của ngành trong một thời gian dài.