1. THỰCHIỆN CHIẾN LƯỢC
1.2. Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn (hàng năm)
1.2.1. Khái niệm và vai trò của mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những ý đồ và hoạt động cụ thể mà tổ chức cần hướng tới và đạt được trong một năm. Nó thường được biểu hiện dưới dạng những chỉ tiêu cụ thể như: Sự tăng trưởng, thị phần, khả năng sinh lợi, thu nhập, công nghệ, sản phẩm mới ..
Thiết lập hệ thống các mục tiêu hằng năm là rất quan trọng và cần thiết hàng đầu do hoạt động thực thi chiến lược, bởi vì:
- Nó tạo cơ sở và điều kiện cho việc phân phối các nguồn lực chủ yếu : tài chính, vật chất, con người và kỹ thuật
- Tạo nên một cơ chế điều hành hoạt động và đánh giá hiệu qủa công việc của các quản trị viên và nhân viên.
- Là công cụ chủ yếu để kiểm soát, điều chỉnh sự tiến triển và thực hiện các mục tiêu chiến lược dài hạn
- Là cơ sở để xác định những vấn đề ưu tiên và quan trọng cần được tập trung tháo gỡ và thực hiện trước
Các mục tiêu ngắn hạn càng cụ thể, rõ ràng được phổ biến rộng rãi , công khai… thì càng bổ đảm sự phối hợp hành động và thành công thực thi của nó.
Mục tiêu hàng năm cần đo lường được, phù hợp và có tính thách thức, nên được hổ trợ bằng những chế độ thưởng phạt tương xứng. cần quán triệt yêu cầu; cụ thể về khối lượng, chất lượng, chi phí, thời gian và khả năng thực hiện.
1.2.2. Quản trị các mâu thuẫn khi xác định mục tiêu
Sự phụ thuộc lẫn nhau của các mục tiêu và sự cạnh tranh các nguồn lực có hạn thường dẫn đến mâu thuẩn. mâu thuẩn đó là sự bất đồng giũa hai hay nhiều bên về một số vấn đề nhất định. Việc đề ra các mục tiêu hàng năm thường đưa đến mâu thuẩn vì các bộ phận, cá nhân khác
93
nhau có những nhận thức và mong muốn khác nhau, các chương trình tạo ra áp lực khác nhau, tính cách không tương hợp, khoảng cách giữa cấp trên cấp dưới … Và vì vậy mâu thuẫn cần phải được quản trị và giải quyết thoả đáng vì lợi ích chung của tổ chức.
Trong thực tế, để giải quyết mâu thuẩn người ta có thể sử dụng một trong ba phương pháp chủ yếu sau :
- “Lãng tránh mâu thuẩn”: là những hành động bỏ qua hoặc phớt lờ những vấn đề bất đồng, với hy vọng mâu thuẩn sẽ qua đi hoặc sẽ tự được giải quyết hoặc tách rời những bộ phận, cá nhân có mâu thuẩn nhau.
- “Trung hoà mâu thuẩn”: có thể làm giảm sự khác biệt giữa các bên bằng cách nêu bật những tương đồng và lợi ích chung, dàn xếp để không ai thấy rõ thắng - thua, sử dụng luật đa số hoặc thẩm quyền cao hơn.
- “ Đối đầu với mâu thuẩn”: được minh hoạ bằng cách các bên đổi chỗ cho nhau, để mỗi bên có sự đánh giá lại quan điểm của bên kia hoặc tổ chức các buổi họp để các bên trình bày quan điểm và cách thức dàn xếp.