Thực trạng tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở xã Liên Hà

Một phần của tài liệu Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở ngoại thành Hà Nội theo mô hình làng xã tự quản ở xã liên Hà - Đông Anh - Hà Nội (Trang 51 - 53)

- Hà Nội: Nhiệm vụ của tổ thu gom rác dân lập phờng Nhân Chính là làm các

3.3.2.Thực trạng tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở xã Liên Hà

Liên Hà

Cũng nh hầu hết các làng xã ở ngoại thành Hà Nội, công tác quản lý môi trờng nói chung chủ yếu là do chính bản thân chính quyền xã quản lý, Xí nghiệp môi tr- ờng đô thị huyện chỉ hớng dẫn cán bộ xã và lao động trong công tác quản lý chất thải rắn. UBND xã có một cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trờng của xã ( hỏi: chức năng và nhiệm vụ của cán bộ môi trờng xã) . Công tác quản lý môi trờng ở xã chủ yếu là công tác quản lý chất thải rắn và cha có những quy định gì về vệ sinh môi trờng đối với hộ gia đình và cơ sở sản xuất.

* Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn:

Mỗi thôn có một tổ thu gom rác thải do nhu cầu của thôn thành lập. Hiện tại, xã có 8 thôn nhng chỉ có 7 thôn có tổ thu gom rác. Mỗi tổ có trung bình từ 2 đến 4 lao động và tất cả đều là lao động tại địa phơng và là lao động nông nghiệp.

- Khối lợng rác thu gom hàng ngày: Khối lợng thu gom rác hàng ngày ở mỗi thôn là khác nhau nhng theo thống kê lợng rác thải hàng ngày toàn xã là khoảng.... m3, trong đó gồm rác cả trong sinh hoạt và trong sản xuất.

- Thành phần rác thải sinh hoạt gồm:...

- Thành phần chất thải trong sản xuất chủ yếu: mùn ca, đầu mẩu gỗ và phôi bào

- Nội dung công việc: Công việc hàng ngày của ngời thu gom rác là quét dọn vệ sinh trên đờng, thu gom rác và vận chuyển đến bãi chôn lấp của thôn bằng xe đẩy thô sơ. Bãi chôn lấp này đợc hình thành một cách tự phát ở gần đồng ruộng

cách khu dân c của thôn gần nhất 150m và xa nhất là 300m. Trung bình khoảng 3 tháng thì phun chế phẩm lên một lần. Vì bãi chôn lấp cha đảm bảo tiêu chuẩn, lại xử lý một cách thô sơ không đảm bảo kỹ thuật nên vào những ngày ma hoặc nắng nóng gây ra mùi hôi thối, khó chịu. Mặt khác, bãi chôn lầp không hợp vệ sinh đã làm ô nhiễm đất và nguồn nớc xung quanh khu vực, làm giảm năng suất cây trồng.

Tuỳ vào lợng chất thải ở mỗi thôn nên mỗi tổ sẽ có số lao động và số dụng cụ lao động khác nhau. Dụng cụ lao động gồm: xe thu gom thô sơ (cứ hai lao động thì có một xe thu gom), xẻng, cào răng, chổi tre và khẩu trang. Các dụng cụ này đợc UBND xã mua sắm để đầu t ban đầu cho công tác này. Trong quá trình sử dụng nếu hỏng hóc, tổ sử dụng tiền trích ra từ thu nhập hàng tháng để sửa chữa.

Bảng 2.6: Số lao động trong mỗi tổ thu gom rác của các thôn

Tổ thu gom rác thôn Số lao động/tổ

Đông khê 4 Hoà Lỗ 2 Thù Lỗ 2 Đại Vĩ 3 Giao Tác 4 Châu Phong 4 Hà Hơng 4 Tổng 21

Thời gian làm việc: 3 giờ / ngày từ 6 giờ sáng đến 9 giờ sáng. * Bộ máy tổ chức:

Trong thôn bầu ra một ngời trực tiếp theo dõi và tổ chức thực hiện, trởng thôn là ngời quản lý và điều hành hoạt động của tổ

* Chăm sóc sức khỏe:

Mặc dù tiếp xúc với môi trờng độc hại dễ gây ảnh hởng tới sức khoẻ nhng xã cha có một chế độ bồi dỡng cũng nh chăm sóc sức khoẻ ngời lao động.

* Công tác tài chính:

Mức phí vệ sinh đóng góp của các hộ dân, cũng nh các hộ và cơ sở sản xuất là 600 đồng / khẩu. Hàng tháng trởng thôn đi thu phí vệ sinh tại từng gia đình và báo cáo kết quả thu chi tài chính với cụm dân c và UBND xã.

Tỉ lệ thu phí vệ sinh đạt khá cao chiếm 73%, trong tổng phí dịch vụ vệ sinh thu đợc mỗi tổ hàng tháng trích khoảng từ 10.000 đến 15.000 đồng để mua chổi, xẻng, găng tay, mũ nón, khẩu trang và sửa chữa nhỏ xe thu gom. UBND xã đầu t ban đầu cho công tác này và hàng năm hỗ trợ xe thu gom và chế phẩm (chế phẩm do Xí nghiệp môi trờng đô thị huyện cấp cho xã và xã phân bổ xuống cho từng thôn dựa vào lợng rác thải thu gom hàng năm trị giá khoảng 2 – 3 triệu đồng )

Mức tiền công hiện nay của mỗi lao động khoảng 300.000 đồng/ ngời/ tháng

Một phần của tài liệu Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở ngoại thành Hà Nội theo mô hình làng xã tự quản ở xã liên Hà - Đông Anh - Hà Nội (Trang 51 - 53)