Xác định lãi suất chiết khấu( LSCK) trong TĐ TCDA

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 28 - 30)

LSCK là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một DA, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của DA. Việc phân tích và thẩm định LSCK không thể tách rời phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức của tài sản tài chính. Các nguyên tắc thẩm định lãi suất chiết khấu cần tuân theo là:

- Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng: Mức độ rủi ro của DA càng

cao thì lợi tức kỳ vọng vào DA phải càng cao.Nếu rủi ro của DA đang xem xét ngang bằng với mức độ rủi ro của các DA do NH thực hiện trước đây thì LSCK trước đây được xem xét cẩn trọng để

chọn làm LSCK cho DA hiện tại. Nếu có sự khác biệt thì cần phải có những điều chỉnh cần thiết đối với LSCK quá khứ để lựa chọn một mức LSCK mới cho DA hiện tại.

- Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho DA xem xét và cơ cấu vốn của DN: Nhìn chung trong quá trình TĐ TCDA, người ta thường ngầm hiểu mức độ rủi ro và cơ cấu đầu tư của DA hiện tại tương tự với doanh nghiệp. Trong tình huống này các cán bộ NH hoàn toàn có thể xem xét chọn chi phí vốn bình quân gia quyền(WACC) của doanh nghiệp làm LSCK cho DA đang xem xét. - DA đang được xem xét phải đặt trong tương quan với các tài sản tài

chính khác và các DA khác cùng mức độ rủi ro: Tỷ lệ sinh lời tốt nhất hay chi phí cơ hội của DA hiện tại chính là tỷ lệ sinh lời kỳ vọng cao nhất trong số các DA bị bỏ qua. Việc thẩm định LSCK cần được đặt trong tương quan với các tài sản tài chính khác có cùng mức độ rủi ro và thực hiện những điều chỉnh cần thiết để tìm ra chi phí vốn của DA mà doanh nghiệp theo đuổi.

- Nguyên tắc nhất quán trong mối quan hệ giữa xác định dòng tiền và lựa chọn LSCK

Nguyên tắc này chỉ ra là nếu dòng tiền hoạt động hoàn toàn thuộc về các chủ sở hữu thì LSCK nên được chọn với tư cách là chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu. Khi dòng tiền được xác định do cả chủ nợ và chủ sở hữu hưởng thì LSCK nên được chọn là chi phí bình quân gia quyền vốn đầu tư của DA. Như vậy khi NH tài trợ cho DA thì LSCK phải là chi phí vốn trung bình của vốn(WACC).

WACC = kc.(F/(D+F))+kd.(1-T).(D/(D+F)) F: Số vốn chủ sở hữu

kd: Lãi vay

kc: Chi phí vốn chủ sở hữu T: Thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w