Quản lý và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 123 - 127)

khoa học và hiệu quả

Song song với việc hoàn thiện quy trình và nội dung công tác thẩm định tài chính dự án, Chi nhánh cần phải làm tốt việc xây dựng hệ thống quản lý và tổ chức thực hiện công tác này. Bởi lẽ, quy trình và nội dung thẩm định có đầy đủ, khoa học và hợp lý đến đâu nhưng nếu không được phân công tổ chức một cách chặt chẽ và hiệu quả thì cũng không đem lại kết quả cao. Do đó, để có thể quản lý và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính dự án khoa học, hiệu quả, Chi nhánh cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Cần quán triệt quan điểm nhận thức của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên tại Chi nhánh, không riêng gì những người trực tiếp làm công tác thẩm định, về vai trò của thẩm định tài chính dự án. Phải làm cho mọi người thấy được rằng thẩm định tài chính dự án là một trong những yếu tố cơ bản mang tính quyết định đảm bảo sự an toàn,

lành mạnh trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Để làm tốt việc đó, Ngân hàng nên thường xuyên ban hành các văn bản, thông tư, tài liệu trong ngành để đội ngũ cán bộ nhân viên ý thức rõ ràng về vấn đề này, đặc biệt là các cấp lãnh đạo.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thẩm định: hiện tại ở Chi nhánh đã thành lập được phòng quản lý rủi ro. Tuy nhiên, cần tiếp tục quy định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giữa Phòng Quản lý rủi ro với Phòng Quan hệ khách hàng, phòng quản trị tín dụng để tránh hiện tượng chồng chéo lên nhau và tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc.

- Ban lãnh đạo Ngân hàng cần hết sức chú ý tới việc bố trí sắp xếp vị trí của các nhân viên sao cho phù hợp với trình độ năng lực, phù hợp với yêu cầu của công việc và với tính cách của mỗi người để từ đó phát huy hết sở trường của họ, đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thẩm định tại Chi nhánh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm triệt để ngăn ngừa những sai sót trong khi thực hiện thẩm định dự án.

3.2.5. Giải pháp về con người

Trong mọi công việc, đặc biệt là trong công tác thẩm định tài chính dự án, nhân tố con người luôn giữ vị trí trung tâm, chi phối và có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của công việc. Nhận thức sâu sắc điều đó, trong những năm gần đây, Ngân hàng đã quan tâm đáng kể tới yếu tố con người. Để phát huy nhân tố con người trong công tác thẩm định tại Chi nhánh cần có những giải pháp để nâng cao trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

• Về trình độ chuyên môn: cán bộ thẩm định phải có trình độ từ đại học trở lên, có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng - tài chính cùng những

kiến thức cơ bản về pháp luật, thuế,… Ngoài chuyên môn, họ cần có thêm các kiến thức khác về kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, các kỹ năng về ngoại ngữ, vi tính. Bên cạnh đó phải có khả năng tổng hợp, đánh giá thông tin linh hoạt, nhạy bén.

• Ngân hàng cần thực hiện các chính sách khuyến khích đào tạo nâng cao trình độ cán bộ như tạo điều kiện về thời gian, trợ cấp học phí, nâng lương,… cho những cán bộ theo học đại học, sau đại học và các khoá học ngoài giờ khác.

• Về kinh nghiệm công tác: để cán bộ thẩm định có điều kiện tích luỹ thêm kinh nghiệm thực tế, Ngân hàng cần đưa họ thâm nhập thực tế, trực tiếp tham gia giám sát hoặc quản lý tài chính một số dự án của Ngân hàng hoặc của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Đặc biệt, sau khi mỗi dự án tài trợ kết thúc, Ngân hàng cần tiến hành tổng kết những điều đã làm được và chưa được, từ đó đúc rút thành kinh nghiệm để phổ biến cho cán bộ thẩm định.

• Thêm vào đó, Chi nhánh cần chú trọng xây dựng một đội ngũ chuyên viên giởi, có kinh nghiệm làm nòng cốt cho hoạt động thẩm định tài chính dự án, đồng thời đóng vai trò truyền đạt kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ thế hệ sau:

• Về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề. Muốn có được những cán bộ như vậy, Ngân hàng cần thường xuyên thực hiện công tác giáo dục tư tưởng và đạo đức, đồng thời có những chính sách đãi ngộ thoả đáng, khen thưởng và động viên kịp thời về cả vật chất cũng như tinh thần. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức và hành vi của các cán bộ.

3.2.6. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và trang thiết bị công nghệ

Công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng về bản chất là quá trình phân tích những thông tin, dữ liệu để đưa ra đánh giá và nhận xét. Có thể nói, thông tin là căn cứ để thẩm định tài chính dự án. Thông tin đang là vấn đề khó khăn đối với việc thẩm định các DA cho vay đóng tàu. Để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá nguồn cung cấp thông tin, ngoài ra cần phân tích và xử lý những thông tin thu được một cách hữu hiệu và triệt để nhất.

• Về nguồn thông tin, ngoài các tài liệu liên quan đến dự án do chủ đầu tư trình lên, cán bộ thẩm định cần trực tiếp phỏng vấn người đại diện cho chủ đầu tư, kết hợp với việc tham quan cơ sở để tìm hiểu về tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Để đảm bảo được tính đúng đắn khách quan, cán bộ thẩm định cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác như:

- Thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc Ngân hàng Nhà nước - Thông tin từ các tổ chức tín dụng khác mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.

- Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ các ban ngành chủ quản dự án

- Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng máy tính…)

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng của chính mình với các thông tin tổng hợp nhằm phục vụ cho công tác thẩm định.

• Về trang thiết bị công nghệ, hiện nay tính ưu việt và lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng một phần thể hiện ở hệ thống trang thiết bị công nghệ xử lý thông tin. Trong lĩnh vực thẩm định tài chính dự án, trang

thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng thẩm định, bảo đảm tiến độ và tính chính xác. Để thực hiện được mục tiêu này, Ngân hàng cần đầu tư hiện đại hoá toàn bộ hệ thống máy tính, đưa vào sử dụng những máy chủ lớn có khả năng lưu trữ, xử lý và truyền tin với tốc độ cao. Ngoài ra, Ngân hàng cần mạnh dạn đặt mua những phần mềm chuyên dụng để tăng hiệu quả trong công tác phân tích và xử lý thông tin.

Trên thực tế, công tác thẩm định tài chính dự án rất phức tạp, có liên quan và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Những giải pháp nêu trên chỉ mang tính cơ bản nhằm giải quyết những bất cập hiện tại ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội. Do vậy, để thực sự nâng cao chất lượng thẩm định dự án, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án, đòi hỏi phải có sự tham gia chỉ đạo, phối hợp đồng bộ của các ngành các cấp có liên quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w