Các phương pháp TĐ TCDA tại NHTM:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 33 - 37)

Phương pháp thẩm định tài chính khách hàng là cách thức thẩm định nhằm đạt được những mục đích đặt ra các Doanh nghiệp vay vốn thường được xem xét đánh giá theo 5 phương pháp:

Phương pháp 1: Thẩm định theo trình tự

Công tác thẩm định được thực hiện theo một quy trình cụ thể đối với mỗi doanh nghiệp xin vay vốn, có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định như: Điều kiện vay vốn, năng lực tài chính của Doanh nghiệp vay vốn,tính khả thi của dự án …Mỗi nội dung cụ thể cho phép đánh giá một mặt của dự án vay vốn, tổng hợp nội dung này ta có thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể các bước trước làm kết quả phân tích cho bước sau. Ví dụ như sau khi tính toán được các dòng tiền của dự án, chúng ta thực hiện việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án và kế hoạch cho vay, thu nợ.

Như vậy nếu có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn và sát thực tế hơn.

Phương pháp 2: So sánh các chỉ tiêu

Những nội dung có thể định lượng được trong dự án thường được tính toán và thể hiện bằng các chỉ tiêu. Có rất nhiều các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu có một ý nghĩa và mức độ quan trọng khác nhau

Cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu của dự án vay vốn với các tiêu chuẩn, hạn mức định mức, được sử dụng để đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của dự án.Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm vật đối chiếu:

- Các định mức, hạn mức, chuẩn mức được áp dụng tại Việt Nam. - Các chỉ tiêu tiên tiến của ngành.

- Các chỉ tiêu so sánh giữa trường hợp có dự án với trường hợp chưa có dự án.

- Trường hợp không có chỉ tiêu để đối chiếu trong nước thì tham khảo nước ngoài.

Trong một tập hợp nhiều chỉ tiêu của dự án, cần căn cứ vào từng loại dự án để xem xét kỹ.Điều này giúp cho cán bộ thẩm định đi đúng trọng tâm, rút ngắn thời gian mà vẫn đáp ứng được nhu cầu chất lượng của công tác thẩm định.

Có rất nhiều khách hàng xin vay vốn với các mục đích xin vay vốn cũng khác nhau.Vì vậy không thể áp dụng dập khuôn một quy trình thẩm định cho mọi loại án, làm như vậy sẽ lãng phí thời gian vào việc thẩm định những nội dung không quan trọng.

Mặt khác, nhiều chỉ tiêu đặc trưng như là các chỉ tiêu thuộc về bản chất của dự án, các chỉ tiêu liên quan đến các vấn đề khó khăn gây tranh luận. Vì vậy, tuỳ từng dự án mà các cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩm định cho phù hợp. Nên có một quy trình thẩm định tổng hợp, toàn diện làm cơ sở chung để từ đó có các quy trình thẩm định tổng hợp, toàn diện làm cơ sở chung để từ đó có các quy trình thẩm định riêng đối với từng loại dự án. Như thế sẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công tác thẩm định. Song,trên thực tế để có được hiệu quả cao nên kết hợp cả hai phương pháp trên.

Phương pháp 3: Phân tích độ nhạy

Đây là phương pháp được hệ thống các ngân hàng sử dụng nhiều nhất trong quá trình thẩm định tài chính dự án , nó đưa ra kết quả mang tính chất định lượng cụ thể tránh được những yếu tố chủ quan của các phương pháp định tính. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá độ vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án. Cơ sở của phương pháp này là lựa chọn các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR,PP…sau đó dự báo một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai khi các yếu tố

này thay đổi như: chi phí đầu tư tăng, giá thành sản phẩm giảm … sau đó ta khảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư, hiệu quả của các chỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Nếu dự án vẫn hiệu quả trong nhiều trường hợp bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là dự án có độ an toàn cao, nên đầu tư. Nếu ngược lại cần xem xét để đề xuất kiến nghị các biện pháp hạn chế, khắc phục thậm chí là huỷ bỏ dự án.

Qua phương pháp này các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, qua đó xem xét những chỉ tiêu nào có ảnh hưởng lớn để có biện pháp phòng ngừa phù hợp đồng thời qua đó xác định được các dự án có độ rủi ro thấp, an toàn cao tạo thuận lợi cho các quyết định đầu tư sau này.

Phương pháp 4: Phân tích rủi ro

Mỗi dự án đầu tư đều có đặc điểm là thời gian hoạt động dài nên không thể tránh khỏi các rủi ro luôn thường trực, đứng ở góc độ ngân hàng luôn phải quan tâm đến vấn đề rủi ro, đánh giá, ước lượng được mức độ rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp đề giảm thiểu hoặc phân tán các rủi ro có thể xảy ra của dự án, có như vậy mới đảm bảo độ an toàn của các khoản vay.

Các rủi ro thường gắn liền với tất cả các giai đoạn của dự án, trong giai đoạn thi công thường gặp các loại rủi ro như chậm tiến độ thi công, vượt tổng mức đầu tư, rủi ro về tài chính, cung cấp kĩ thuật và các rủi ro bất khả kháng khác. Còn trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động lại thường gặp các loại rủi ro như rủi ro về cung cấp yếu tố đầu vào, rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tài chính, về quản lý bộ máy điều hành và các rủi ro bất khả kháng. Ngoài ra còn một số rủi ro thường bắt gặp trong thực tế như rủi ro về chính sách của công ty, khi chính sách công ty thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của công ty trong tương lai vì vậy những tính toán ban đầu của các cán bộ thẩm định đôi khi trở nên không còn chính xác trong hoàn

cảnh đó. Một số loại rủi ro về thị trường hay tình hình nội tại của doanh nghiệp cũng là những rủi ro thường gặp và luôn cần chú trọng quan tâm cần thiết.

Phương pháp 5: Phương pháp dự báo

Hoạt động đầu tư DA thường mang tính trung và dài hạn. Do đó việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của DA là vô cùng quan trọng.

Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của DA, về giá sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác… ảnh hưởng đến tính khả thi của DA. Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hính hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu, phương pháp định mức…..

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w