Đánh giá thực trạng TĐ TCDA cho vay đóng tàu tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 98 - 114)

2.2.6.1. Thực trạng chung hoạt động cho vay dự án đóng tàu:

Nhu cầu cho vay đóng tàu tăng cao và khá ổn định trong thời gian vừa qua.

Trên bình diện vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với một mức khá cao và ổn định. Nằm trong xu thế chung đó, các hoạt động giao thương xuất nhập khẩu cũng đạt mức tăng trưởng cao. Theo thống kê, tỷ trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm chừng 80% toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu. Do vậy, ngành kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ như địa lý hàng hải, môi giới hàng hải, kho bãi và giao nhận… có tiềm năng phát triển lớn.

Thống kê lượng tàu biển và hàng hóa vận chuyển qua hệ thống các cảng biển chính Việt Nam qua các năm

Tiêu thức 2002 2003 2004 2005 2006

A. Số lượng tàu qua cảng

14,418 25,448 19,921 19,944 21,987

B. H.hóa thông qua cảng (x1.000MT)

1. Nhập 25,717 28,878 28,826 32,696 38,164 2. Xuất 15,365 17,438 24,693 29,348 36,455 3. Nội địa 15,156 17,572 21,099 23,270 27,947 4. Số Container 1,253,36 2 1,534,122 1,922,980 2,293,548 2,777,219 5. Tổng khối lượng (tấn) 56,238 63,888 74,618 85,314 102,566

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Hiệp hội cảng Việt Nam)

Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng ở mức độ khá và ổn định (đứng thứ hai trong khu vực Châu á sau Trung Quốc) và dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển trong những năm kế tiếp (trong năm 2005

GDP tăng 8,4%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%, kim ngạch nhập khẩu tăng 17% lượng hàng thông qua cảng của cả nước). Để có được sự tăng trưởng mạnh mẽ đó, không thể không nói tới lĩnh vực hàng hóa XNK đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung mà vận tải biển vẫn là loại hình vận tải chiếm ưu thế do có những điểm mạnh riêng. Do đó, nhu cầu về vận tải đường biển quốc tế sẽ tăng lên nhanh chóng. Ở đâu có cầu thì ở đó có cung nhu cầu đóng mới tàu biển quốc tế cũng tăng lên nhanh chóng. Và để mở rộng cho hướng kinh doanh này việc đẩy mạnh cho vay đóng tàu tại các NH là một xu thế tất yếu.

Thêm vào đó chính phủ khuyến khích và ưu đãi phát triển cho vay đóng tàu. Đến nay, thị phần chuyên chở của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đạt 15% lượng hàng hóa XNK. Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành hàng hải trong bối cảnh kinh tế mở cửa, Chính phủ đã có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ không những chỉ nhằm vào thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây vốn không có thuận lợi về giao thông vận tải biển như campuchia, Myanmar cũng như vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn. Chính phủ ưu đãi cho ngành khai thác đóng tàu bằng cách trợ giá lãi suất khi cho vay đóng tàu đánh bắt xa bờ. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi đối với các dự án.khai thác đóng tàu

Tuy nhiên ngành khai thác đóng tàu lại là một ngành có tính chu kỳ và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có tác động mạnh mẽ lên nó.

Cũng như phát triển nóng của ngành đóng tàu những năm trở lại đây các DA về cho vay đóng tàu cũng có xu hướng gia tăng. Cho đến trước thời kỳ

khủng hoảng tài chính ở Mỹ tốc độ tăng trưởng của các DA cho vay đóng tàu là khá tốt. Tuy nhiên khủng hoảng tài chính kéo theo giá dầu bị thấp xuống mức kỷ lục đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp đóng tàu nói chung và việc cho vay đóng tàu ở Ngân hàng nói riêng. Ngành công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp có tính chu kỳ và hiện nay nhiều thông tin cho rằng thời kỳ suy thoái của ngành này có thể sẽ diễn ra vào năm 2010. Chính vì vậy việc cho vay đóng tàu ở thời điểm cuối 2008 và đầu 2009 đã có những dấu hiệu thắt chặt kiểm soát chặt chẽ.

Qua gần chục năm tiến hành đổi mới, Chi nhánh đã thích ứng và đạt được những kết quả khả quan, từng bước trở thành người bạn đồng hành của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số lượng dự án đầu tư mới không ngừng tăng lên không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn cả là về chất lượng. Điều này được thể hiện qua bảng tổng kết sau:

Bảng 2.24: Tổng kết hiệu quả tài trợ theo dự án đầu tư tại Chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng số dự án đầu tư 60 73 91

Tổng dư nợ theo dự án (tỷ đồng) 217 275 524

Số dự án đạt hiệu quả 53 65 83

Số dự án không đạt hiệu quả 7 8 8

Số vốn thu hồi được (tỷ đồng) 211,575 268,950 512,996

Số vốn không thu hồi được (tỷ đồng)

5,425 6,050 11,004

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,5 2,2 2,1

(Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro).

Trong tổng số các dự án cho vay trung và dài hạn các dự án về cho vay đóng tàu chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 20% tổng số dự án, tổng số dư nợ cho vay dự án. Khách hàng truyền thống của chi nhánh là tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, ngoài ra các DA của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có khá nhiều.

2.2.6.2. Đánh giá hoạt động thẩm định tài chính DA cho vay đóng tàu

Những kết quả đạt được

• Quy trình thẩm định ngày càng được hoàn thiện.

Tất cả các dự án cho vay đối với các tổ chức kinh tế nói chung và các DA cho vay đóng tàu nói riêng thuộc hệ thống NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam đều được tuân theo một quy trình thẩm định nghiêm ngặt, chặt chẽ . Trước đây thì NH thẩm định DA theo một chiều tức là DA từ phòng QHKH được chuyển thẳng qua phòng thẩm định và toàn bộ quy trình thẩm định sẽ được thực hiện ở phòng thẩm định. Từ tháng 10 năm 2008 chi nhánh đổi mới mô hình tổ chức theo mô hình hiện đại TAII đã đề cập ở phần trên. Quy trình thẩm đinh dự án cũng có thay đổi. Phòng QHKH nhận hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định luôn ( Tức là các bảng tính trung gian phòng QHKH phải làm). Phòng quản lý rủi ro tiến hành tái thẩm định rủi ro các DA.

Quy trình thẩm định như vậy là chặt chẽ và đảm bảo được tính thông suốt thông tin trong DA. Người tiếp nhận hồ sơ vốn đã có tiếp xúc nhiều với DN đồng thời cũng là người thẩm định luôn . Đồng thời để đảm bảo được tính khách quan tránh tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi trong khi TĐ các DA sẽ được tái thẩm định độc lập tại phòng QLRR. Với thế mạnh và kinh nghiệm cho vay lâu năm trong ngành cho vay đóng tàu chi nhánh Bắc Hà Nội chính là nơi nghiên cứu soạn thảo ra quy trình cho vay đóng tàu cho cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

• Các phương pháp thẩm định được áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình thẩm định dự án.

Như đã đề cập ở trên thì chi nhánh Bắc Hà Nội chủ yếu áp dụng 2 phương pháp để thẩm định tài chính DA là phương pháp so sánh đối chiếu các tỷ số và phương pháp phân tích độ nhạy. Phương pháp so sánh đối chiếu

tỷ số được nâng cao hiệu quả là do các nguồn so sánh ngày càng đa dạng. Phương pháp phân tích độ nhạy thì các yếu tố liên quan biến động ảnh hưởng tới DA được nghiên cứu ngày càng kỹ. Để nâng cao chất lượng cho thẩm định các DA chi nhánh còn đưa vào thí điểm và phát triển phương pháp dự báo bằng hồi quy tương quan. Việc phân tích tương lai của DA thực sự rất hữu ích trong việc giảm thiểu rủi ro DA. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc thẩm định các DA cho vay đóng tàu vì các DA này hầu hết là các DA cho vay thời gian dài, rủi ro cao.

• Nội dung thẩm định ngày một bao quát hơn, hoàn thiện hơn

Ở chi nhánh Bắc Hà Nội mỗi dự án đầu tư khi thẩm định khía cạnh tài chính đều bao gồm 6 nội dung về tình hình tài chính, tổng vốn đầu tư, doanh thu chi phí, dòng tiền hàng năm, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Qua các nội dung này các cán bộ thẩm định có thể thẩm định được bao quát về tính khả thi dưới phương diện tài chính của dự án. Nếu như trước đây đối với một số dự án các nội dung được phân tích khá sơ sài ( đặc biệt là các dự án vừa và nhỏ ) thì trong những năm trở lại đây vấn đề này đã không còn tồn tại. Trong các tờ trình thẩm định luôn có thể thấy đề cập đến cả 6 nội dung với những phân tích kỹ lưỡng, qua đó đảm bảo chất lượng cho công tác thẩm định tài chính dự án và các quyết định cho vay của chi nhánh. Trong công tác thẩm định cho vay đóng tàu các cán bộ thẩm định không ngừng bổ sung và tìm tòi cho quy trình thẩm định cho vay đóng tàu. Từ nội dung sơ khai quy trình cho vay đóng tàu đã được cụ thể hóa thành từng phần rõ ràng hướng dẫn chi tiết từng bước trong quá trình thẩm định: thẩm định như thế nào, nguồn thông tin kiếm ở đâu, lưu ý những điểm gì trong quá trình thẩm định.

Ưu điểm của các cán bộ tại chi nhánh Bắc Hà Nội là đa số tuổi đời còn rất trẻ trung bình là 30 tuổi. Các cán bộ trẻ luôn năng động nhạy bén trong việc trau dồi nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc của mình. Trình độ học vấn và chuyên môn mặc bằng chung khá tốt hầu hết trình độ đều từ trên đại học.

Cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã nhiều lần phát hiện sự thiếu trung thực, sai phạm vô tình hoặc cố ý của chủ đầu tư để điều chỉnh kịp thời, đồng thời cán bộ thẩm định cũng tư vấn cho khách hàng những phương hướng khắc phục để nâng cao tính khả thi của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn trong khi khỏan tài trợ của ngân hàng cũng được đảm bảo về mức độ an tòan và tính sinh lời.

Bên cạnh đó, các buổi đào tạo thêm về nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của BIDV cũng giúp củng cố thêm những kiến thức lý thuyết để áp dụng tốt hơn vào thực tế trong công việc thẩm định tài chính dự án. Việc tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc từ thực tế, từ thẩm định những dự án đơn giản đến phức tạp cũng đang ngày càng làm hoàn thiện hơn mỗi cán bộ thẩm định ở Chi nhánh.

• Nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định ngày càng được chú trọng Ngày nay đối với các dự án đầu tư nguồn thông tin tại chi nhánh Bắc Hà Nội thu thập được ngày một phong phú và đa dạng. Họ không chỉ lấy được thông tin từ chính các khách hàng mà còn thông qua nhiều các nguồn khác như từ trung tâm thông tin tín dụng NHNN ( CIC) , thông qua hệ thống thông tin nội bộ của BIDV, các đối tác làm ăn và các ngân hàng khác…Việc đa dạng hóa nguồn thông tin từ nhiều nguồn đã giúp việc thẩm định trở nên chính xác hơn, trung thực hơn và tính thực tiễn cũng cao hơn. Các cán bộ thẩm định sẽ mất ít thời gian hơn để kiểm tra lại tính chính xác của các nguồn

thông tin như trước đây khi ngày nay mọi thứ đều trở nên minh bạch hơn rất nhiều.

• Hệ thống máy móc công nghệ thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định ngày càng hiện đại hóa

Hiện tại chi nhánh Bắc Hà Nội đã cung cấp được hệ thống máy tính nối mạng cho các cán bộ thẩm định, trong đó có các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác thẩm định. Đây là sự cố gắng đáng kể của chi nhánh, nó đã góp phần làm giảm thời gian, tăng tính chính xác của kết quả thẩm định, vì thế mà góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại chi nhánh. Nếu như trước đây quá trình thẩm định kéo dài hàng tháng thì nay chỉ còn khoảng 5-7 ngày. Bên cạnh đó hệ thống lưu trữ cũng tốt hơn rất nhiều, các dự án, các tài liệu đều được lưu trữ trên hệ thống nội bộ của ngân hàng giúp việc bảo quản tài liệu, kiểm tra thông tin đều trở nên dễ dàng hơn.

Những hạn chế:

Tại chi nhánh Bắc Hà Nội, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, những khó khăn cần thiết phải khắc phục.

• Về phương pháp thẩm định.

Hiện tại chi nhánh đang áp dụng 2 phương pháp chủ yếu trong quá trình thẩm định tài chính dự án đó là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy. Việc lựa chọn 2 phương pháp này là hợp lý đối với các nội dung trong khía cạnh thẩm định tài chính tuy nhiên việc ứng dụng vào trong thực tế khi tiến hành thẩm định vẫn chưa thực sự đem lại tính chắc chắn cao. Đặc biệt với các DA cho vay đóng tàu thường là dài hạn rủi ro lớn rất cần thiết được áp dụng phương pháp thẩm định dự báo.

Có thể thấy ngay trong việc áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy cũng chưa được hoàn chỉnh, số lượng các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các

chỉ tiêu hiệu quả tài chính được đưa ra phân tích là chưa nhiều ( thường khoàng 3-4 yếu tố ): tỷ giá, giá dầu, cước phí, tổng mức vốn đầu tư; độ thay đổi các yếu tố trong bảng phân tích độ nhạy cũng chưa bao quát được tình hình thực tế

Cước phí cho biến đổi trong +/- 2%:

Tổng vốn đầu tư: Biến động trong khoảng từ 1-4% Tỷ giá: Biến động từ 2-10%

Giá dầu: Biến động từ 1-3%

Với kinh tế ít biến động thì chỉ số này hợp lý nhưng với nền kinh tế đang chịu khủng hoảng biến động phức tạp như hiện này thì các chỉ số này tỏ ra không hợp lý lắm.

Phân tích đối chiếu so sánh các tỷ số thì các chỉ tiêu làm mốc để so sánh như chỉ tiêu ngành, chỉ tiêu cấp quốc gia chưa được hoàn thiện và cập nhật nên chất lượng các nguồn so sánh chưa cao. Các cán bộ NH vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của mình là chính. Phương pháp phân tích dự báo mới ở giai đoạn thí điểm áp dụng chưa nhiều trong thẩm định các DA cũng làm giảm chất lượng thẩm định.

• Về nội dung thẩm định tài chính dự án.

Tuy trong tờ trình thẩm định các nội dung thẩm định tài chính dự án vẫn thường được đề cập đầy đủ nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định khi các các bộ thẩm định tiến hành phân tích chi tiết từng nội dung cụ thể

Khi thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư:

Các cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vẫn chủ yếu dựa vào các thông tin do chủ dự án cung cấp mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các nguồn thông tin khác do đó dẫn đến tính không an toàn trong hoạt động cho vay bởi các chủ dự án thường có một xu hướng chung là đưa ra số tiền muốn thấp hơn so với thực tế để dễ dàng hơn trong quá trình vay vốn nhưng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường sau này. Với ngành cho vay đóng tàu việc thẩm định tổng vốn đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định chất lượng thông số kỹ thuật của con tàu. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một văn bản thống nhất về việc hướng dẫn thẩm định chất lượng, cũng như giá cả các chi tiết kỹ thuật trong con tàu. Phần quan trọng nhất trong con tàu là máy chính nhưng có nhiều hãng sản xuất khác nhau và thật khó để thẩm định giá cả cũng như chất lượng của chúng. Việc xác định chi phí cũng gặp khó khăn khi hệ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 98 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w