Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 30 - 33)

dự án đầu tư.

Sau khi đã xem xét, phân tích dòng tiền hàng năm và dự tính lãi suất chiết khấu sử dụng trong mỗi năm của dự án, các cán bộ NH sẽ tính toán các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu tài chính này được sử dụng kết hợp với nhau để đưa ra được nhận định về tình hình tài chính của DA. Có rất nhiều chỉ tiêu tài chính có thể được sử dụng trong quá trình TĐ TCDA nhưng những chỉ tiêu quan trọng nhất có thể kể đến là:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất hoàn vốn có điều chỉnh(MIRR) - Thời gian hoàn vốn (PP)

- Chỉ số lợi nhuận (PI)

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( NPV)

NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thực hiện được được trong từng năm thực hiện DA với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0

Công thức, đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Chọn dự án

NPV= 1 (1 ) 0 n t t t CF CF i = − + ∑

CF0: vốn đầu tư ban đầu CFt: dòng tiền ròng năm thứ t i: lãi suất chiết khấu

n: số năm hoạt động của DA Đặc điểm:

- Liên quan đến giá trị hiện tại, LSCK

- Chi phí ra gồm: tổng vốn đầu tư TSCĐ, tổng vốn đầu

- Đơn giản, dễ thực hiện

- Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư chính là gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu. Thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính dự án theo phương pháp NPV sẽ lựa chọn

- Thực tế cho thấy trong suốt thời kỳ hoạt động của DA LSCK là không giống nhau. Phương pháp NPV dùng chung một mức LSCK trong suốt thời kỳ hoạt động của DA gây ra sự không chính xác.

- Độ tin cậy của

Chọn DA có:

- NPV > 0: DA có lãi. NPV càng lớn càng tốt. Nếu có nhiều hơn hai DA có NPV dương thì chọn DA có NPV dương và lớn nhất. - NPV = 0: DA hòa vốn - NPV < 0: DA lỗ

tư TSLĐ, chi phí sử chữa, bảo trì, bảo dưỡng… - Chi phí vào gồm: Lợi nhuận ròng DA mang lại, khấu hao TSCĐ, thu hồi giá trị thanh lý TSCĐ, thu hồi vốn đầu tư vào TSLĐ.

được những dự án làm gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu bỏ ra là lớn nhất.

- Đã tính đến yếu tố giá trị tiền theo thời gian phương pháp NPV phụ thuộc rất lớn vào khả năng xác định LSCK. - NPV không tính đến sự khác biệt tổng vốn đầu tư của dự án (chỉ cho biết tổng lợi nhuận mà không cho biết tỷ lệ sinh lời).

- NPV không tính đến khác biệt về thời gian hoạt động của DA

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( Internal rate of return - IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợi đặc biệt của lãi suất chiết khấu tại đó NPV bằng 0

Công thức, đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Chọn dự án

Có thể ước tính IRR theo công thức nội suy sau: IRR = i1 +

i1, i2 là lãi suất chiết khấu bất kỳ và i1 < i2, khoảng cách giữa hai lãi suất i1, i2 không nên vượt quá 5%.

NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu i1 và i2 Chú ý: Có 2 phương pháp để tính IRR: - Phương pháp thử và điều chỉnh: lần lượt thử các giá trị của LSCK để tính NPV, sau đó chọn LSCK nào làm cho giá trị NPV gần bằng 0 nhất thì đó chính là IRR. - Cung cấp một chỉ số đo lường tỷ lệ sinh lời giúp các chủ đầu tư chọn ra những dự án có tỷ lệ sinh lời cao.

- Cũng giống như NPV, IRR đánh giá hiệu quả tài chính dự án trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. - Một ưu điểm so với NPV và IRR đã giải quyết được vấn đề lựa chọn các dự án có thời gian hoạt động khác nhau.

- Phương pháp IRR chỉ quan tâm đến tỷ lệ sinh lời hàng năm của một đồng vốn đầu tư mà không tính đến tổng số tiền bỏ ra.

- Đối với các dự án mà dòng tiền đổi dấu nhiều lần sẽ dẫn tới có nhiều kết quả IRR thoả mãn phương trình NPV = 0.

- Phương pháp IRR đã giả sử rằng dự án có thể tái đầu tư với mức lãi suất bằng IRR. Điều này là không hợp lý, mà lãi suất tái đầu tư thích hợp nhất phải

- Theo phương pháp IRR, dự án được chọn khi IRR lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất thị trường (mức lãi suất được dùng để tính NPV). Đối với dự án độc lập thì lựa chọn các dự án có IRR ≥ chi phí vốn bình quân của dự án. - Đối với các dự án phụ thuộc, loại trừ lẫn nhau thì trong các dự án có IRR > chi phí vốn bình quân của dự án, lựa chọn dự án nào có IRR lớn

- Phương pháp nội suy: B1: Chọn1 LSCK tùy ý i1 để NPV1 >0

B2: Chọn1 LSCK tùy ý i2 để NPV2 >0, sao cho i1 và i2 không lệch nhau quá 5%. B3 : Dùng công thức ở trên

là chi phí vốn bình quân của dự án.

nhất.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)

Phương pháp IRR giải thiết ràng dự án có thể tái đầu tư với mức lãi suất bằng IRR. Điều này là không hợp lý, mà lãi suất tái đầu tư thích hợp nhất phải là chi phí vốn bình quân của dự án.

Để khắc phục nhược điểm trên, người ta đưa ra chỉ tiêu Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ điều chỉnh (MIRR). MIRR giả thiết rằng dòng tiền của dự án được tái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn. Đây là giả thiết về tái đầu tư tốt hơn, nên MIRR là một chỉ số đáng tin cậy hơn về khả năng sinh lời thực của dự án, so với IRR. 0 0 (1 ) (1 ) (1 ) n t n n t t t t t t COF CIF i i MIRR − = = + = + + ∑ ∑

COFt: dòng tiền ra năm thứ t CIFt: dòng tiền vào năm thứ t

Chỉ số doanh lợi ( Profit index – PI)

Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của DA. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư bỏ ra.

Công thức, đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Chọn dự án

Công thức xác định PI: PI =

- Qua việc xác định giá trị hiện tại của các khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai, PI có tính đến giá trị theo thời gian của tiền.

- Tương tự như IRR, chỉ tiêu PI giúp chủ đầu tư chọn ra được những dự án có khả năng sinh lời cao.

Đối với các dự án loại trừ nhau có quy mô vốn đầu tư khác nhau, phương pháp PI và NPV có thể đưa ra kết quả lựa chọn mâu thuẫn với nhau. Bởi vì NPV chỉ ra tổng lợi nhuận ròng của dự án, trong khi PI chỉ ra lợi nhuận ròng của dự án trên một đồng vốn đầu

PI càng cao thì DA càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng LSCK. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện DA không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lời của DA. Thường thì các dự án có PI > 1 sẽ được lựa chọn.

tư.

Thời gian hoàn vốn ( PP)

Thời gian hoàn vốn là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào DA.

Công thức, đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Chọn dự án

Công thức xác định:

PP = n + ( Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi/Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn) Đặc điểm:

- Phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào DA. - Cho biết khả năng tạo thu nhập của doanh nghiệp từ khi thực hiện DA cho đến khi thu hồi đủ vốn đầu tư.

- Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu

- Chọn được các DA có thời gian hoàn vốn nhanh nhất, do vậy có thể gặp ít rủi ro nhất. - Thích hợp với những nhà đầu tư hạn chế về vốn - Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn rất mơ hồ

- Dễ bỏ qua những DA có thu nhập cao do chỉ chú ý tính đến dòng tiền trong khoảng thời gian hoàn vốn.

- Không tính đến giá trị theo thời gian của tiền

- Với các DA độc lập, DA được lựa chọn khi thời gian hoàn vốn của nó nằm trong khoảng thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn( xác định dựa trên kinh nghiệm, thời gian hoàn vốn trung bình của ngành hoặc dựa trên khả năng dự đoán của nhà đầu tư…. - Với các DA loại trừ nhau, các dự án sẽ được sắp xếp theo tốc độ hoàn vốn giảm dần. Dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất và nằm trong khoản thời gian tiêu chuẩn sẽ được lựa chọn.

Nói tóm lại, trong thực tế có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính dự án. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhiệm vụ của các cán bộ thẩm định là phải lựa chọn được phương pháp đánh giá phù hợp với dự án để có thể đưa ra quyết định chính xác cuối cùng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w