Đối với nhiều ngân hàng, thẩm định khả năng trả nợ của dự án có thể được xem là nội dung quan trọng bậc nhất.
Nguồn trả nợ của dự án thường được tính theo công thức sau:
Nguồn trả nợ năm thứ i của dự án = %LNSTi + KH năm i của dự án
Trên thực tế, LNST không thể dùng toàn bộ để trả nợ mà chỉ có thể huy động được 50-70%, phần còn lại phải phân bổ vào các quỹ theo quy định và một phần dùng để tái đầu tư.
Để làm tăng khả năng trả nợ của dự án, chủ đầu tư thường nâng mức khấu hao trong những năm đầu dự án đi vào hoạt động. Do đó, để xác định chính xác khả năng trả nợ thực tế của dự án, ngân hàng cần kiểm tra, thẩm định để bảo đảm mức trích khấu hao được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính.Sau khi đã xác định được nguồn trả nợ của dự án, ngân hàng cần xây dựng bảng kế hoạch trả nợ từng năm của dự án. Nợ phải trả hàng năm bao gồm đầy đủ các khoản phải trả đối với ngân hàng cũng như đối với các tổ
chức tín dụng khác. Từ đó, ngân hàng sẽ tính toán được khả năng trả nợ thực tế của dự án thông qua mức chênh lệch giữa nguồn trả nợ với nợ phải trả.
Để nâng cao hiệu quả cho phương án trả nợ thực tế của ngân hàng khi phân tích độ nhạy của các DA cho vay đóng tàu chi nhánh đã đưa yếu tố này vào để phân tích tầm ảnh hưởng của nó với DA của doanh nghiệp. Chi nhánh cũng thay các phương án trả nợ khác nhau để thấy được độ hiệu quả phương án doanh nghiệp đã lựa chọn để có lời khuyên hữu ích nhất cho doanh nghiệp về DA họ chuẩn bị đầu tư.