Các bước cụ thể xác định giá dự thầu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp tính giá dự thầu xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 4 (Trang 25 - 33)

Đơn giá chi tiết cho từng hạng mục công trình của Công ty được tổng hợp theo bảng sau

Bảng 2.1. Bảng đơn giá chi tiết cho từng công việc trong hạng mục ST

T

Thành phần hao phí Đơn vị Khối lượng định mức Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 -Vật liệu -Nhân công -Máy thi công

-Cộng chi phí trực tiếp

-Chi phí chung

-Giá thành dự toán xây dựng -Lãi dự kiến

-Giá trị dự toán xây dựng trước thuế

-Thuế GTTT

-Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công

-Giá trị dự toán xây dựng sau thuế

Như vậy đơn giá dự thầu chi tiết cho từng công việc bao gồm các khoản chi phí sau đây:

+ Chi phí vật liệu

Vật liệu gồm vật liệu chính, vật liệu phụ và vật liệu luân chuyển. Hiện nay tại Công ty chi phí nguyên vật liệu được xác định như sau:

VLC(i) = ∑Dvl(i) * Gvl(i) Trong đó:

Dvl(i): Khối lượng định mức hao phí vật liệu cho 1 đơn vị công tác thứ i được lấy từ định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo quyết định của Bộ Xây Dựng.

Gvl(i): Giá bán 1 đơn vị vật liệu dựa trên bảng thông báo giá vật liệu tại địa phương

+ Chi phí nhân công

Bao gồm tiền lương cơ bản và các phụ cấp khác (gồm phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ cho nghỉ lễ tết ) và một số chi phí lương khác của công nhân trực tiếp xây lắp.

Công ty xác định chi phí nhân công theo công thức: NC = ∑ Dincj*Gncj

Trong đó:

Đơn giá dự thầu chi tiết cho từng công việc

Chi phí chung Lãi dự kiến Chi phí trực tiếp GTTT

Vật liệu Nhân công Máy

Dinc : Định mức số công nhân công bậc j để hoàn thành 1 đơn vị công tác xây lắp thứ i theo định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo quyết định của Bộ Xây Dựng.

Gncj: Giá 1 công của nhân công bậc j theo bảng dự toán giá nhân công trên địa bàn công trình.

+ Chi phí máy xây dựng

Dựa vào bản thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công, tình hình máy móc thiết bị thực tế tại Công ty mà quyết định loại máy nào của Công ty, loại máy nào đi thuê.

Trường hợp máy thi công đi thuê ngoài: Khi Công ty không có loại máy đó hoặc công trình ở xa chi phí vận chuyển máy lớn hoặc khi khối lượng công tác làm bằng máy ít, thời gian thi công ngắn thì Công ty thuê máy là phương án hiệu quả .

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể thuê máy theo ca hoặc theo khối lượng công tác, thường là thuê theo ca.

Trường hợp thuê theo ca

Chi phí máy thi công được tính theo công thức: M = ∑Qmi * Đmi

Trong đó:

Qmi : Số ca máy hao phí để hoàn thành 1 đơn vị công tác xây lắp thứ i theo định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo quyết định của Bộ Xây Dựng.

Đmi : Đơn giá một ca máy theo giá trên thị trường xây dựng, có thể dựng theo giá ca máy do nhà nước ban hành theo một mặt bằng giá nhất định song có sự điều chỉnh cho hợp lý đối với Công ty.

Trường hợp thuê máy theo công tác xây lắp

M = Gmi/Qmi

Gmi: Đơn giá thuê máy cho công tác i theo bảng thông báo đơn giá thuê máy trên địa bàn công trình được lấy từ kết quả khảo sát hiện trường .

Qmi: Khối lượng đơn vị trong công tác i.

Trường hợp máy là của Công ty: Chi phí máy được tính theo công thức: M = ∑ Dmi * Gmi

Trong đó

Dmi: Số ca máy hao phí cho 1 đơn vị công tác xây lắp thứ i theo định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo quyết định của Bộ Xây Dựng.

Gmi: Đơn giá 1 ca máy theo đơn giá ca máy trung bình tại địa phương. + Chi phí trực tiếp khác

Chi phí này được nhà thầu xác định bằng một tỷ lệ so với chi phí vật liệu + nhân công + máy . Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 dựa vào thông tư 04/TT-BXD chi phí được tính như sau:

TT = 1,5% * (VL + NC + M) + Chi phí chung

Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện công tác xây lắp nhưng thực sự cần thiết cho công tác tổ chức bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất và xây dựng công trình. Chi phí chung có thể phân chia thành 2 bộ phận:

- Chi phí chung tính trực tiếp cho từng hạng mục xây dựng gồm chi phí quản lý tại hiện trường và các khoản chi phí tăng thêm do điều kiện ăn ở đi lại làm việc tại địa điểm xây dựng gây ra (c1).

- Chi phí quản lý chung và quản lý hành chính doanh nghiệp phân bổ cho từng hạng mục công trình (c2)

Chi phí chung trong toàn bộ giá dự thầu được xác định trên cơ sở điều kiện cụ thể của Công ty. Do tính cạnh tranh cao ,Công ty luôn cố gắng giảm chi chung này bằng cách tổ chức tinh gọn bộ máy điều hành, tổ chức thi công hợp lý.

Tại Công ty chi phí chung được tính theo tỉ lệ so với chi phí trực tiếp: C = T * k.

k là tỷ lệ chi phí chung, được xác định dựa vào năng lực thực tế của Công ty, kinh nghiệm quản lý các công trình khác đã thi công, và quy định hướng dẫn tại thông tư 04/TT-BXD/2005.

Bảng 2.3. Tỷ lệ chi phí chung và lãi theo thông tư 04/TT-BXD/2005 TT Loại công trình Chi phí chung Thu nhập chịu thuế

tính trước

1 Công trình dân dụng 6.0 5.5

2 Công trình công nghiệp 5.5 6.0

3 Công trình giao thông 5.3 6.0

4 Công trình thuỷ lợi 5.5 5.5

5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 4.5 5.5

+Lợi nhuận dự kiến

Công ty xác định mức lợi nhuận dự kiến dựa theo căn cứ: mức lợi nhuận ở các công trình tương tự, chiến lược kinh doanh của Công ty, mức độ cạnh tranh, các yếu tố rủi ro, lạm phát, trượt giá.

Cụ thể là: L = (T+C) x R Trong đó:

R: Tỷ lệ lãi dự kiến Công ty.

Công ty sử dụng một tỷ lệ lãi dự kiến thích hợp vừa đáp ứng mục tiêu thắng thầu vừa thực hiện được chiến lược khi tranh thầu của Công ty, đáp ứng yêu cầu:

Gdt>(VL+NC+M+C1)

+Thuế giá trị giá tăng

Thuế giá trị gia tăng tại Công ty được tính theo công thức sau: Th = 10% * ( T + C + L)

+Chi phí xây nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Công ty tính chi phí này theo quy định của nhà nước. Theo đó chi phí này được tính theo tỉ lệ so với giá thành xây lắp sau thuế:

LT = % * ( T +C + L + Th ).

Tỷ lệ % này được xác định tuỳ theo vị trí công trình thi công: Đối với các công trình ở nội đô, nội thị thì tỷ lệ này là 1%

Đối với các công trình ở xa trung tâm, ở khu vực hải đảo, vùng núi, công trình mương máng, đường sắt, công trình giao thông, tỷ lệ này là 2%

Các công trình xây dựng có quy mô lớn, tính chất phức tạp, thời gian kéo dài thì không xác định theo tỷ lệ mà phải lập dự toán như một công trình xây dựng.

- Bước 2: Tổng hợp chi phí cho các hạng mục

Sau khi tính đơn giá chi tiết cho các công việc cụ thể, cán bộ tính giá dự thầu sẽ tổng hợp lại dự toán dự thầu cho từng hạng mục.

Ghmi = ∑ ĐGcvj * Qj Trong đó:

Ghmi: Giá dự thầu hạng mục i.

ĐGcvj: Đơn giá dự thầu của công việc j trong hạng mục i. Qj: Khối lượng công việc thứ j của hạng mục i.

Đơn giá dự toán dự thầu cho từng hạng mục sẽ được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2.4. Dự toán dự thầu cho hạng mục i

công việc lượng tiền 1 Mã hiệu 1 Cv1 2 Mã hiệu 2 Cv2 ... N Tổng cộng Ghmi

-Bước 3: Tính giá dự thầu công trình

Sau khi tính được giá dự thầu tất cả các hạng mục công trình cán bộ tính giá dự thầu sẽ tổng hợp giá dự thầu công trình bằng cộng tổng giá dự thầu tất cả các hạng mục của công trình. Kết quả sẽ được thể hiện ở bảng tổng hợp giá dự thầu:

Bảng 2.5. Bảng tổng hợp giá dự thầu

TT TÊN HẠNG MỤC THI CÔNG GIÁ DỰ THẦU ( CÓ VAT)

1 Hạng mục 1 Ghm1 2 Hạng mục 2 Ghm2 ... n Hạng mục n Ghmn Tổng cộng Làm tròn Gdt

2.2.Xác định giá dự thầu cho gói thầu kho dự trữ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng

2.2.1.Cơ sở lập giá dự thầu

- Định mức dự toán xây dựng công trình ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005.

- Đơn giá xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 2155/2006/QĐ- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2006 của UBND thành phố Hải Phòng.

- Đơn giá xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 2154/2006/QĐ- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2006 của UBND thành phố Hải Phòng.

- Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị thi công trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Thông tư số 16/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây dựng. - Thông tư số 07/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng. - Thông tư báo giá vật liệu.

- Giá vật liệu thực tế tại hiện trường của 1 số vật liệu không có trong thông báo giá.

- Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp tính giá dự thầu xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 4 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w