Tại nhà máy, CCDC được hạch toán và phân bổ như nguyên vật liệu trực tiếp. Đây là điều không phù hợp với chế độ, bởi CCDC ở nhà máy gồm nhiều loại, nhiều thứ tham gia vào sản xuất, nhiều loại tới hai đơn đặt hàng như Kiềm, Búa, bảo hộ lao động... Do vậy, chúng ta cần phân bổ chi phí CCDC cho phù hợp bằng cách tất cả chi phí CCDC đều phản ánh vào bên Nợ tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”. Cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Khi xuất dùng kế toán phải xác định thời gian sử dụng và dự đoán số đơn đặt hàng có được trong thời gian đó để phân bổ dần giá trị của nó vào chi phí của kỳ đó.
Khi xuất quần áo kaki, dày nhựa có giá trị
9.797.388đ , có thể dùng 2 kỳ kế toán(kỳ ở đây là quý) và dự đoán trong 2 kỳ này có 4 đơn đặt hàng, kế toán xác định mức phân bổ :
Mức phân bổ giá trị CCDC cho một ĐĐH = 9.797.388 = 2.449.347đ
4
Khi xuất kho cho Công nhân tại Phân xưởng kế toán hạch toán như sau :
Nợ TK 142 : 9.797.388 Có TK 153 : 9.797.388
Căn cứ vào mức phân bổ cho từng đơn đặt hàng kế toán hạch toán vào chi phí :
Nợ TK 627 : 2.449.347 Có TK 142 : 2.449.347
Còn Phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất Nhà máy cần phải thu hồi, định giá trị và kế toán cần ghi chép, hạch toán để theo dõi tình hình sử dụng vật tư có tiết kiệm hay lãng phí. Để từ đó đề ra biện pháp hợp lý khắc phục. Ví dụ , trong
quý I năm 2001 tổng giá trị phế liệu thu hồi ước tính là 1.450.000 kế toán không thu hồi, chỉ giao cho công đoàn Nhà máy xử lý. Nhưng Kế toán cần phải theo dõi khoản thu này để kiểm soát tình hình sử dụng vật tư và kế toán hạch toán như sau :
- Trường hợp phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán ghi :
Nợ TK 152 : 1.450.000 Có TK 154 : 1.450.000
Khi bán kế toán hạch toán theo gía thị trường : Nợ TK 111, 112, 131:
Có TK 152 :
- Trường hợp phế liệu thu hồi bán ngay tại Phân xưởng :
Nợ TK 111, 112, 131: Có TK 152 :