- Giảm ¾ khối lượng công việc ghi chép sổ sách.
- Công việc kế toán không bị dồn vào cuối kỳ.
- Đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng theo yêu cầu.
- Tinh giảm được Bộ máy kế toán của đơn vị, nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Hiệu quả gián tiếp :
- Sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác số liệu nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo
- Phòng kế toán sẽ có điều kiện để phân tích số liệu chi phí, giá thành, thị trường, doanh số ... trên diện rộng và tham mưu cho Giám đốc.
Hiệu quả phụ :
Đó là hiệu quả marketing, nó thể hiện bộ mặt doanh nghiệp ăn nên làm ra, có tiến triển tốt trong kinh doanh và các khách hàng tin tưởng ký kết hợp đồng có lợi cho doanh nghiệp .
I. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN VẬT TƯ TẠI NHAÌ MÁY : :
Vật tư là đối tượng chính của quá trình sản xuất, là tế bào cấu tạo nên thực thể của sản phẩm và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Nói chung công tác hạch toán vật tư của Nhà máy chấp hành đúng những qui định của Nhà nước, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư cho sản xuất, sửa chữa và vận dụng đúng đắn lý thuyết vào thực tiễn. Bên cạnh đó, công tác hạch toán vật tư của Nhà máy còn tồn tại một số điểm cần xem lại :
+ Ở Nhà máy, vật tư khi mua về, kế toán đợi khi nào hoá đơn và vật tư cùng về một lúc, mới ghi sổ kế toán. Làm cho việc hạch toán trở nên đơn giản, không cần phải sử dụng giá tạm tính. Do vật tư mua theo hợp đồng khi nhu cầu phát sinh, nên hoá đơn về cùng lúc với vật tư, kế toán không cần phải sử dụng Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi đường” để hạch toán.
+ Còn đối với việc chi tiết tài khoản 152 thành 5 TK cấp 2 là : 152.1,152.2,152.3,152.4,152.5 là khá chặt chẽ, tiện cho việc quản lý. Còn TK 152.1
hạch toán gồm kim loại và phụ tùng, làm hạn chế trong việc quản lý, theo dõi và cung cấp thông tin về từng loại vật tư ( Vật tư trong phụ tùng gồm nhiều loại). Vì vậy, cần phải chi tiết thêm một TK 152 để quản lý mỗi vật tư được chính xác.
+ Còn công cụ, dụng cụ là loại vật tư có thời gian sử dụng dài hơn một kỳ hạch toán. Nhưng khi xuất kho kế toán hạch toán một lần, toàn bộ giá trị vào chi phí của kỳ phát sinh mà không tiến hành phân bổ cho các kỳ sau. Làm như vậy sẽ gây ra tình trạng giá thành sản phẩm biến động lớn và ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Đối với phế liệu sản sinh từ quá trình sản xuất, sửa chữa Nhà máy không tiến hành thu hồi, ghi chép, theo dõi mà giao cho bộ phận công đoàn của Nhà máy thu hồi, bán và đập vào quỹ công đoàn. Nhưng trong quá trình sản xuất có nhiều phế liệu như sắt thép vụn, tôn vụn, sản phẩm hỏng thải ra. Vì vậy, để quản lý tốt vật tư trong quá trình sử dụng cần theo dõi mức tiêu hao, hư hỏng và phải hạch toán, ghi chép khoản phế liệu thu hồi. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống định mức vật tư hợp lý.
Ngày nay với qui định mới của Chính phủ về nâng cấp các loại xe chở hàng, xe khách quá lạc hậu, cũ kĩ, không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm môi trường sẽ là điều kiện thuận lợi để Nhà máy phát triển sản xuất, mở rộng qui mô, đa dạng hoá sản phẩm. Bên cạnh những khó khăn về vốn kinh doanh, sự cạnh tranh gây ngắt của thị trường. Nhà máy cần phải cố gắng vượt qua, không những nâng cao chất lượng mà còn phải hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy, Nhà máy phải không ngừng nâng cao công tác hạch toán về độ chuẩn xác, tốc độ thông tin và phải coi hạch toán vật tư làm trọng. Hiện nay, vật tư của Nhà máy có nhiều loại, số lượng lớn, phát sinh thường xuyên mà lại hạch toán thủ công sẽ làm tốn khá nhiều thời gian, hiệu quả lại không cao, không cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý vềï tình hình nhập, xuất và tồn kho. Để theo kịp với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin như hiện nay và sự cạnh tranh quyết liệt về các sản phẩm của ngành cơ khí. Đòi hỏi những Nhà quản lý cần phải quan tâm đến khâu tổ
chức quản lý, đặc biệt là trang bị máy vi tính, mà trang bị cho kế toán vật tư là cấp thiết nhất.