MÁY :
1. Nhiệm vụ và chức năng, năng lực sản xuất hiện có : có :
Nhà máy cơ khí Ô tô Đà nẵng là một đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế Quốc doanh chuyên :
- Đóng mới các loại ô tô du lịch, xe khách, cứu thương ...
- Đại tu, tân trang các loại xe ô tô.
- Sản xuất sản phẩm ống xả bằng kim loại.
- Sản xuất đóng mới các loại phương tiện giao thông vận tải.
- Bán sỉ và lẻ các loại ô tô và phụ tùng ô tô.
- Sản xuất các loại dụng cụ, thiết bị phục vụ y tế và dân dụng bằng Inox.
- Sản xuất tấm lợp mạ màu.
Nhà máy có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập, là nơi người lao động thực hiên quyền làm chủ của mình trong việc quản lý Nhà máy. Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh :
Căn cứ vào chức năng và đặc thù của ngành sản xuất, Nhà máy đã tổ chức cơ cấu sản xuất bao gồm các tổ, xí nghiệp, phân xưởng có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhất.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤTCỦA NHAÌ MÁY :
Chức năng của các bộ phận :
- Phân xưởng thân xe : là bộ phận chủ yếu của Nhà máy được hạch toán trực tiếp. Phân xưởng có nhiệm vụ tháo rời chuyển đến các bộ phận khác lắp ráp lại hoàn chỉnh. Trong công việc đóng mới xe, phân xưởng làm khung xe, lắp đặt Chassis và trang trí nội thất.
- Phân xưởng phụ tùng : là bộ phận mới thành lập, được hạch toán trực tiếp, chuyên sản xuất ống xả, điện hoá mạ ống xả và sản phẩm Inox.
- Xí nghiệp sửa chữa bảo dưỡng : luôn sửa chữa, phục hồi chức năng của các loại xe, máy nổ, sửa chữa chi tiết bộ phận của xe, tân trang sơn mới, kiểm tra thông số an toàn, thông số kĩ thuật của máy móc thiết bị, kéo dài thời gian hoạt động và duy trì công suất, mômen trung bình ... của xe. Ngoài ra còn sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định của Nhà máy. NHAÌ MÁY Phân xưởng thân xe Phân xưởng sản xuất phụ tùng Xí nghiệp sửa Chữa bảo dưỡng Xí nghiệp Cơ khí - Tổ ca xe 1 - Tổ ca xe 2 - Tổ ca xe 3 - Tổ ca xe 4 - Tổ ca xe 5 Tổ điê ûn hoa ï Tô ø ma û - Tổ máy gầm 1 - Tổ máy gầm 1 - Tổ máy gầm 1 - Tổ máy gầm 1 - Tổ điện, điệm mộc, sơn sấy Văn phòn g xí nghiê ûp Tổ nguô üi doã mài gò hàn đúc Tổ Ino x Tô ø tô n Văn phò ng
- Xí nghiệp cơ khí : Chuyên sản xuất các loại sản phẩm cơ khí theo yêu cầu của khách như : giường bệnh nhân, tủ Inox, giá treo bình dịch, xe đẩy, gia công sản phẩm cơ khí bên ngoài, phục hồi phụ tùng của máy từ phân xưởng thân xe, xí nghiệp sửa chữa bảo dưỡng chuyển qua.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ :
Ứng với mỗi nhóm sản phẩm chính của Nhà máy, có một qui trình công nghệ sản xuất chính riêng. Và cơ cấu tổ chức sản xuất là từ qui trình sản xuất sản phẩm qui định.
QUI TRÌNH ĐÓNG MỚI CÁC LOẠI XE :
Khung sườn Nhận xe
vào xưởng
Tháo
rời các loạiTôn sắt
Chass is Máy Gầm Điêûn Thùng xe Gia công cơ khí Lắp ráp toàn bộ Hoàn chỉnh chạy thử Sơn lắp kính Lắp ghê,ú đèn Chạy thử nghiệm thu Bán hàng Gia công điện Gia công mộc
* Đặc điểm quy trình công nghệ đóng mới xe các loại tại Nhà máy :
Qui trình đóng mới các loại xe có nghĩa là nhận xe cũ hoặc mua xe cũ (xe đời cũ) tháo rời ra, riêng phần Chassis và phần nào cũ quá thì bán phế liệu; phần còn lại tu sửa tân trang kết hợp với tôn sắt làm thùng xe, khung sườn và phụ tùng mua mới làm thành xe mới hợp thời trang.
- Tiến trình công việc : Các công việc được tiến hành vừa tuần tự vừa song song. Các công việc sản xuất ở phân xưởng được làm cho một sản phẩm trong cùng một thời gian.
Việc đóng mới đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Nhưng tính chuyên môn hoá hạn chế, do Nhà máy chủ yếu là lao động thủ công.
QUY TRÌNH SỬA CHỮA Ô TÔ CÁC LOẠI :
Nhận xe
vào xưởng Tháo rời cụm xe
Cabin, thùng, Chassis Má y Gầm Điêûn Đệm Vật tư, phụ
tùng thay thế Tháo rời, kiểm tra, phân loại
Kiểm tra,
sửa chữa Gia công, cơ khí Phục hồi, sửa chữa Dùng lại
Lắp ráp toàn bộ Chạy thử Sơn, lắp, đệm, đèn Nghiệm thu Giao hàng Lắp ráp cụm Loại bỏ Sửa chữa (nếu có)
* Đặc điểm của sửa chữa quy trình ô tô các loại : Tổ chức sản xuất đơn chiếc do kết cấu sản phẩm phức tạp, mức độ hư hỏng khác nhau. Đối tượng sản xuất được sửa chữa đồng loạt tại các nơi làm việc.
Trình độ tay nghề của công nhân phải cao mới đáp ứng được yêu cầu sửa chữa máy móc hiện đại.
4. Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy :
4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý :
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất mà hình thành nên cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy. Bao gồm các bộ phận, các phòng ban được bố trí hợp lý, không chồng chéo, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ (Trang bên)
4.2 Chức năng của các bộ phận :
+ Giám đốc nhà máy : là người đứng đầu trong hệ thống chỉ đạo trực tuyến, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
+ Phó giám đốc nhà máy : là người giúp việc đắc lực cho giám đốc, được giám đốc uỷ quyền trực tiếp điều hành các mảng công việc đã được phân công trách nhiệm trong Ban giám đốc nhà máy. Các phó giám đốc có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của giám đốc đến từng bộ phận mình phụ trách.
+ Giám đốc xí nghiệp thành phần và quản đốc phân xưởng
: Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hằng năm, có toàn quyền chỉ huy và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp, Phân xưởng mình phụ trách, có trách nhiệm báo cáo tình hình tiến đô sản xuấtü. Thực hiện các quyết định về sản xuất mà ban giám đốc nhà máy giao theo đúng qui định hàng tháng, quý.
+ Phòng kế hoạch tiếp thị : Chuẩn bị kế hoạch; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiếp thị khai thác việc làm; tiêu thụ sản phẩm; tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch.
+ Phòng tổ chức hành chính : có nhiệm vụ tuyển dụng và bố trí lao động; quản lý và kiểm tra lao động;
quản lý Hành chính văn thư, y tế, vệ sinh công nghiệp, lo cho đời sống tập thể và các hoạt động khác; bảo vệ quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ quân sự, khen thưởng thi đua và kỷ luật, xây dựng cơ bản.
+ Phòng vật tư điều độ : Quản lý, theo dõi tình hình cung cấp tất cả các loại vật tư cho các bộ phận để kịp thời với tiến độ sản xuất.
+ Phòng tài vụ : do Giám đốc nhà máy trực tiếp chỉ đạo, tổ chức hạch toán, thống kê toàn bộ tài sản nhà máy, tham mưu cho giám đốc quản lý tài chính, quản lý chi phí nghiên cứu, giải quyết các nguồn vốn phục vụ sản xuất, thực hiện tốt việc lập báo cáo tài chính theo qui định Nhà nước.
+ Phòng kỹ thuật : chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc nhà máy có chức năng chỉ đạo, thiết kế hướng dẫn, kỹ thuật.
+ Ban KCS : cũng do Giám đốc nhà máy trực tiếp chỉ đạo, có chức năng giám sát, giám định chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng các loại sản phẩm của nhà máy.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các phương tiện giao thông vận tải, phụ tùng vật tư, máy móc thiết bị, các sản phẩm gia công cơ khí, ống xả xe gắn máy, kinh doanh tấm lợp mạ màu và các sản phẩm Inox.
+ Ban nghiên cứu thị trường : định hướng sản phẩm mới và các đề án sản xuất kinh doanh; có chức năng nghiên cứu thị trường; định hướng sản phẩm, xây dựng các đề án sản xuất kinh doanh .