Thành lập, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 27 - 29)

Thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước phải tuân theo các bước sau : Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp.

Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước phải được thủ trưởng cơ quan nà nước có thẩm quyền đề nghị. Người đề nghị phải tổ chức thực hiện các thủ tục đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là phải lập hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước và gửi hồ sơ đến người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Hồ sơ gồm :

1. Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp. 2. Đề án thành lập doanh nghiệp.

3. Dự kiến mức vốn điều lệ. 4. Dự thảo đều lệ.

5. Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất.  Bước 2 : Lập hội đồng thẩm định.

Trước khi ra quyết định, người có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước phải lập hội đồng thẩm định để xem xét các điều kiện cần thiết đối với việc thành lập doanh nghiệp nhà nước mà người đề nghị nêu trong hồ sơ xin thành lập.

Cụ thể hội đồng thẩm định phải xem xét các vấn đề sau : 1. Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

2. Đề án thành lập doanh nghiệp phải có tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu công nghệ và quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Mức vốn điều lệ phải phù hợp với quy mô ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực họat động và không thấp hơn vốn pháp định, có chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn và mức vốn được cấp.

4. Dự thảo điều lệ không trái với quy định của pháp luật.

5. Có xác nhận đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau khi xem xét, hội đồng thẩm định phải có ý kiến bằng văn bản. Bước 3 : Ký quyết định thành lập doanh nghiệp

Trên cơ sở có kết luận bằng văn bản của hội đồng thẩm định, người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước ra quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp không chấp thuận việc thành lập doanh nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp.

 Với tổng công ty nhà nước hay các doanh nghiệp nhà nước độc lập có qui mô lớn, quan trọng thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập.

 Với doanh nghiệp nhà nước khác thì quyền quyết định thành lập thuộc về Bộ trưởng bộ quản lý ngành hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo sự phân cấp của Chính phủ.

Như vậy, những người có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ quản lý ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Sau khi ký quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, người ký quyết định thành lập phải bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc hoặc giám đốc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập.

Bước 4 : Đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là một thủ tục pháp lý bắt buộc trong việc thành lập doanh nghiệp nhà nước. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập, doanh nghiệp chưa được phép hoạt động vì chưa có tư cách pháp nhân. Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm : 1. Quyết định thành lập doanh nghiệp. 2. Điều lệ doanh nghiệp.

3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp.

4. Quyết định bổ nhiệm chủ tịch, các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp.

Thời hạn đăng ký kinh doanh là 60 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập. Nếu không đăng ký kinh doanh trong thời hạn này, quyết định thành lập doanh nghiệp không còn giá trị.

Khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân và được tiến hành hoạt động kinh doanh.

Bước 5 : Đăng báo công khai.

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc của địa phương trong năm số liên tiếp về các nội dung hcính sau đây :

1. Tên, trụ sở chính của doanh nghiệp, họ và tên chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị (nếu có), tổng giám đốc hoặc giám đốc.

2. Tên cơ quan ra quyết định và ngày ra quyết định thành lập lập doanh nghiệp, ngày và số đ8ang ký kinh doanh.

3. Vốn điều lệ.

4. Số tài khoản tiền gửi ngân hàng, số điện thoại, telex, fax (nếu có). 5. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động.

6. Thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh và thời hạn hoạt động.

Việc đăng báo công khai nhằm công khai hóa sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp. Đây là hành vi mang tính thông báo, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng giao dịch với khách hàng. Điều này rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặt chi nhánh, mở văn phòng đại diện của doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu đặt chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác phải có phương án hoạt động của chi nhánh và phải được Chủ tịch ủy ban ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh xem xét và quyết định chấp thuận hay không chấp thuận bằng văn bản.

Trường hợp đặt văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác, doanh nghiệp nhà nước phải đăng ký với ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện.

Việc đặt chi nhánh hay văn phòng đại diện của doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài được thực hiện theo các quy định của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)