Mô hình tổ chức doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị.

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 34 - 36)

Đối với các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ thì không thành lập hội đồng quản trị mà giám đốc là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm một mình về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

2.1.Thẩm quyền của giám đốc

Giám đốc do người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm và pháp luật về điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp.

Giám đốc được xếp lương cơ bản theo ngạch bậc viên chức nhà nước và hưởng lương, thưởng theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ quy định gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau :

 Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để quản lý, sử doanh nghiệpụng theo mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao cho doanh nghiệp, sử dụng, bảo tòan và phát triển vốn.

 Xây dựng chiến lược phát triển, kế họach dài hội đồng quản trịạn và hàng năm của doanh nghiệp, phương án đầu tư liên doanh, đề án tổ chức quản lý doanh nghiệp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Tổ chức, điều hành hoạt động của doanh nghiệp.

 Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước.

 Trình người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật phó giám đốc, kế toán trưởng.

 Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức giám sát do Chính phủ quy định và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và các văn bản khác.

 Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và các doanh dịch vụ phù hợp với những quy định của Nhà nước.

 Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật phó giám đốc, kế tóan trưởngcác đơn vị thành viên (nếu có) theo đề nghị của người đứng đầu các đơn vị đó.

2.2.Thẩm quyền của phó giám đốc

Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và ủy quyền.

2.3.Thẩm quyền của kế toán trưởng

Kế toán trưởng giúp giám đốc doanh nghiệp chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế họach thống kê của doanh nghiệp và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước.

Sự Cần Thiết Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Xuất phát từ những thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước ta đã có những giải pháp cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Cổ phần hóa là một đòi hỏi khách quan trong công cuộc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với thực tế. Cổ phần hóa nhằm tạo động lực phát triển thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, đổi mới và phát triển khu vực kinh tế nhà nước . Đồng thời khi cổ phần hóa, nhà nước vừa có thể duy trì được sự có mặt của mình trong công ty cổ phần bằng một tỷ trọng cổ phiếu nhất định, vừa có thể huy động được các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế. Hơn nữa, cổ phần hóa khắc phục triệt để những yếu kém hiện nay của các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể :

 Cổ phần hóa là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần, do đó không chỉ có nhà nước là chủ mà còn bao gồm cả những người có cổ phần trong doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp đảm bảo sự tự chủ và linh hoạt trong kinh doanh, xác định rõ ràng chế độ trách nhiệm, bỏ sự quản lý trực tiếp của nhà nước.

 Cổ phần hóa khắc phục được vấn đề thiếu và ứ động vốn. Thông qua cổ phần hóa để thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước, từ đó giúp cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động.

 Cổ phần hóa làm tăng khả năng cạnh tranh : việc gọi thêm vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có đủ vốn để đổi mới trang thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh.

 Việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp được cổ phần hóa sẽ góp phần thúc đẩy sự ra đời của thị trường chứng khóan, phát triển thị trường tài chính và hòan thiện nền kinh tế thị trường.

Như vậy, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giải pháp cần thiết, quan trọng và là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh việc cổ phần hóa, Nhà nước ta còn có những giải pháp khác để đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước như giao, bán, khóan, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

Khái Niệm - Bản Chất - Đặc Điểm Của Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)