Chương I V: Các LoạiHình Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 59 - 62)

Doanh Nghiệp

Phần A : Những Quy Định Chung Của Luật Doanh Nghiệp 63 Phạm Vi Điều Chỉnh Luật Doanh Nghiệp

Luật doanh nghiệp điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì được hoạt động theo Luật doanh nghiệp và quy định pháp luật khác có liên quan.

Doanh nghiệp quy định trong Luật doanh nghiệp bao gồm : công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nhiệp tư nhân được

thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21 - 12 1990 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công ty, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 22-06-1994.

“Doanh nghiệp” là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy địnhcủa pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Thành Lập Và Đăng Ký Kinh Doanh

Luật doanh nghiệp đã thực hiện cải cách hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp theo hướng gộp việc xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh thành một, đồng thời chỉ giữ lại những thủ tục, hồ sơ thực sự cần thiết trên cơ sở yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Những cải cách trong Luật doanh nghiệp đã giảm bớt được những thủ tục, hồ sơ trùng lặp, không cần thiết, qua đó giảm được chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc cho việc thành lập doanh nghiệp. Đặc biệt đã xóa đi một phần điều kiện phát sinh tiêu cực trong việc thành lập doanh nghiệp, làm cho việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn đối với các chủ đầu tư.

Quyền Thành Lập Và Quản Lý Doanh Nghiệp

Mọi tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ ssở chính, mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm sau đây đều có quyền thành lập doanh nghiệp tại Viêt nam theo quy định của Luật doanh nghiệp:

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn vào doanh nghiệp thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Tài sản của Nhà nước và công quỹ gồm:

 Tài sản mua sắm bằng vốn ngân sách Nhà nước.  Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nuớc.

 Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

 Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và kinh phí nói trên.

Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng lợi nhuận thu được từ kinh doanh của doanh nghiệphoặc từ vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

 Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ của cơ quan, đơn vị.  Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị.

 Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cán bộ cơ quan, đơn vị.

1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng

trong các cơ quan , đơn vị thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan , đơn vị thuộc công an nhân dân. 3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước

bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế tóan trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ, trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nướcđược quyền làm người quản lý ở doanh nghiệp khác với tư cách đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhân danh cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp khác, nhưng không làm người quản lý ở doanh nghiệp đó.

4. Người chưa thành niên; người thành niên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

5. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật.

6. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ những trường hợp sau:

 Doanh nghiệp bị phá sản vì lý do bất khả kháng do Chính phủ quy định.  Giám đốc, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng quản trị không trực tiếp chịu trách nhiệm về lý do doanh nghiệp bị phá sản.

 Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị tự nguyện đệ đơn tuyên bố phá sản doanh nghiệp đúng pháp luật và đã trả đủ nợ cho các chủ nợ.

1. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt nam. Người Việt nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú tại Việt nam có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt nam theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Cơ quan đăng kí kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:

 Phòng đăng kí kinh doanh trong Sở kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh).

 Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phòng đăng kí kinh doanh cấp huyện).

 Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh và Phòng đăng kí kinh doanh cấp huyện có con dấu riêng.

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)