4.1. Quyền của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân có các quyền sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký hợp đồng. Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn.
Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu.
Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
4.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân có cá nghĩa vụ sau:
Hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký.
Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính chính xác, trung thực.
Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
Kê khai và định ký báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp đối với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì phải kịp thời hiệu đính lại với cơ quan đăng ký kinh doanh. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp lậut về lao động; tôn trọng quyền của tổ chức công đoàn theo pháp lậut về công đoàn.
Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chương V: Pháp Luật Về Luật Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
Thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Ðảng, phù hợp với đặc điểm và khả năngcủa nền kinh tế nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm mở rộng hợp tác kinh tế vơí nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Việc khuyến khích và thừa nhận các hình thức đầu tư nước ngoài sẽ đóng góp một phần quan trọng vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta.
Hình Thức Và Thời Hạn Đầu Tư Nước Ngoài
Ðể phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, đồng thời khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt nam. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam quy định ba hình thức đầu tư:
Ðầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ðầu tư thông qua việc thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Ðầu tư thông qua việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ba hình thức này cũng được quy định trong Luật đầu tư của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta và nhằm đạt được những mục tiêu của Luật đầu tư nước ngoài, việc quy định nội dung từng hình thức đầu tư trong Luật đầu tư nước ta có một số điểm khác với quy định của Luật st của các nước.