Định nghĩa: (điều 1 Luật Hợp tác xã)

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 48 - 50)

Là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.

2. Đặc điểm:

 Là một tổ chức kinh tế mang tính chất xã hội và hợp tác hóa cao.

 Trong hợp tác xã, hợp tác xã và xã viên cùng nhau tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh trước hết vì lợi ích của xã viên, lợi ích của tập thể, và cuối cùng là lợi ích xã hội.

 Các xã viên mới thực sự làm chủ đối với tư liệu sản xuất.

 Khi tham gia hợp tác xã, các xã viên ngoài việc góp vốn còn phải góp sức.  Có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn trong hoạt động kinh doanh.

 Chủ thể tham gia của hợp tác xã là cá nhân chứ không phải là tổ chức trừ trường hợp ngoại lệ (tổ chức tín dụng). Luật hợp tác xã không quy định số lượng xã viên tối thiểu mà do điều lệ mẫu quy định:

 HTX thương mại: 15 xã viên  HTX tín dụng nhân: 30 xã viên  HTX nông nghiệp: 7 xã viên  HTX thủy sản: 10 xã viên

 HTX giao thông vận tải: 10 xã viên

 HTX có vốn điều lệ được ghi trong điều lệ HTX.

 Vốn điều lệ: vốn do xã viên đóng góp và được ghi trong điều lê HTX.

 Vốn tối thiểu: là số tiền hoặc tài sản quy ra tiền mà xã viên phải nộp khi tham gia HTX. (điều lệ quy định)

 Sở hữu trong HTX rất đa dạng, linh hoạt, hình thức chính là sở hữu tập thể. Bên cạnh đó phải tôn trọng quyền sở hữu của tư nhân (xã viên) đối với tư liệu sản xuất.

 Sở hữu nhà nước đối với các phần vốn do nhà nước tài trợ (góp vào).  Sở hữu tập thể đối với phần vốn do HTX tự tích lũy.

 Sở hữu của xã viên đối với tư liệu sản xuất góp vào HTX.

 Số vốn góp của mỗi xã viên ở mọi thời điểm không được vượt quá 30% vốn điều lệ.

Nguyên Tắc Tổ Chức Và Hoạt Động

Một phần của tài liệu Luật doanh nghiệp.pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)