2. Nguyên nhân của thực trạng trên
2.5 Thái độ ứng xử của nhà quản trị các cấp
Người Nhật thường có câu nói “Không ai có thể giỏi hơn tất cả chúng ta”. Câu nói này của họ nhấn mạnh đến tinh thần tập thể, mà trong một doanh nghiệp (DN), đó là cách thức mọi nhân viên kết nối lại với nhau trên tinh thần làm việc cho tập thể.
Điều quan trọng nhất của mọi DN là các nhân viên của mình có chịu làm vì tập thể hay không, hay chỉ vì lương. Quản lý một đội ngũ nhân viên thường rất khó khăn, nếu như không hiểu, không khéo kết nối họ lại thành một tập thể thì càng rất khó.
Kinh nghiệm bản thân của tôi thấy rằng, để tạo được một môi trường làm việc tốt nhất đó chính là cấp trên phải học tập tính lắng nghe, lắng nghe cả những việc riêng của nhân viên. Để làm được điều này, nhất thiết những nhân vật cấp trên phải có tính chủ động và thân thiện với nhân viên của mình. Bất cứ một quyết định nào của DN thường tạo ra tâm lý hai chiều cho nhân viên. Hoặc là ủng hộ hoặc là làm ngơ không quan tâm, thậm chí chống đối lại. Chính vì thế, chủ động lắng nghe những suy nghĩ của họ chính là cách chúng ta tạo cảm giác họ không phải là “người dưng” của công ty mình. Có thể chủ DN sẽ không làm hết những gì họ muốn, họ nghĩ, nhưng ít nhất là DN đã có một chiến thắng quan trọng trong
việc quản lý nhân sự, đó là tạo được không khí thân thiện và tất cả đều là thành viên trong đại gia đình DN.
Bên cạnh những chính sách, chế độ lương thưởng hợp lý ra, chịu lắng nghe những gì mà người lao động muốn nói cũng là một phương pháp rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc cởi mở.
Chương 3 Giải pháp Sơ đồ các yếu tố cơ bản để giữ được nhân viên giỏi
Theo biểu đồ trên ta thấy có 3 yếu tố lớn ảnh hưởng tới việc giữ được người giỏi là yếu tố tạo nguồn, yếu tố giảm bất mãn và yếu tố động viên. Đa phần doanh nghiệp thường tập trung đầu tư vào Yếu tố giảm bất mãn bao gồm lương bổng đãi ngộ và điều kiện làm việc, để giữ người giỏi, trong khi đây chỉ là “giảm bất mãn” chứ chưa chắc là “hài lòng”. Nếu muốn nhân viên giỏi hài lòng và ở lâu với mình, cần phải có 2 yếu tố khác nữa là:
Yếu tố tạo nguồn: bao gồm thu hút và tuyển dụng người lao động Yếu tố động viên: bao gồm khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Trong thời buổi kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thực chất là cạnh tranh về con người, đặc biệt là người giỏi. Và doanh nghiệp nào có người giỏi nắm được tri thức kỹ thuật, biết sáng tạo, thì doanh nghiệp đó đứng được ở thế chủ động. Tuy nhiên làm thế nào để thu hút và giữ được người giỏi? Đây là vấn đề luôn làm đau đầu các nhà lãnh đạo, giám đốc doanh nghiệp
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, việc nắm giữ một đội ngũ nhân viên giỏi thực sự là một yếu tố sống còn với DN. Vì vậy, làm thế nào để tuyển được người tài về công ty là vấn đề đặt ra với tất cả các DN. Từ thực tế đó, thị trường lao động hiện nay được dự báo là đang trong thời điểm “nóng” nhất và việc trước tiên để thu hút và giữ lao động hay người giỏi là việc nhận diện được người giỏi như thế nào.