6. Cải thiện hơn nữa thái độ của nhà quản trị
6.2 Có thái độ công bằng minh bạch
Đề cao vai trò, công sức cá nhân
Trở ngại đối với phần lớn DN nhỏ và vừa trong nước hiện nay là giữa quyền sở hữu chủ và quyền quản lý chưa được tách bạch, chủ DN thường cầm tay chỉ việc chứ chưa mạnh dạn giao quyền cho nhân viên quản lý.
Một trong những DN đã mạnh dạn thay đổi cách làm là Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn. Hơn 10 năm trước, đây chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ, quản lý theo cách gia đình. Năm 2002, công ty tuyển khoảng 80% nhân viên. Cuộc cải tổ tại công ty thật sự quyết liệt vào năm 2005 khi công ty chiêu mộ được những nhà quản trị giỏi, tâm huyết, có bề dày kinh nghiệm quản lý từ các công ty nước ngoài như Samsung, Pepsi, Unilever... và giao cho họ đảm nhận các vị trí giám đốc bán hàng, makerting, tài chính... Để phát huy khả năng làm việc, công ty mạnh dạn giao quyền, giao việc cho họ. Ông Cao Tiến Vị, chủ tịch HĐQT công ty, cho rằng thu nhập chỉ là một phần trong yếu tố thu hút và giữ chân nhân lực. Nếu không tạo ra môi trường làm việc tốt, đề cao vai trò, đóng góp của họ. Nhờ cách làm này mà hơn 4 năm thực hiện cải tổ, từ một DN nhỏ với vài trăm lao động nay công ty đã phát triển thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 100 tỉ đồng, có 3 nhà máy và đội ngũ lao động hơn 1.000 người
Không một người có năng lực nào chấp nhận "thánh nhân đãi kẻ khù khờ" nên công bằng, minh bạch là một trong những nguyên nhân thúc đẩy họ làm việc. Nhân tài không việc gì bỏ của chạy lấy người khi nơi đó mình được hưởng chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội học hỏi, nhìn thấy con đường thăng tiến trong tương
lai gần. Và "nhân tài sẽ dốc hết chất xám cho công việc, trung thành tuyệt đối với công ty khi được đánh giá đúng năng lực, được thể hiện để khẳng định cái tôi và tăng giá trị bản thân
Ông Sĩ Chương tự tin nói ”hiệu quả nhất đó là "thượng bất chánh, hạ tắc loạn" và "chọn mặt gửi vàng". Nếu trên cư xử đúng mực, làm việc thấu tình đạt lý thì dưới khó lòng lộng hành; đúng người đúng việc sẽ tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết sở trường của bản thân, cũng như tích cực tham gia vào công việc của cơ quan và tất nhiên nếu có được những điều đó thì không một nhân viên nào muốn rời bỏ doanh nghiệp
Để có thể thực hiện được điều này cần bắt đầu từ quản trị viên cấp cao của xí nghiệp, từ giám đốc xí nghiệp đến chưởng các bộ phận trong xí nghiệp cũng như những quản trị viện cấp cơ sở là các tổ chưởng các bộ phận, hành động đầu tiên thể hiện thái độ công bằng minh bạch là từ việc nhận lao động vào xí nghiệp, thời đại bây giờ đã khác cơ chế xin cho không thể tồn tại trong cái xã hội cạnh tranh ngày một gay gắt, người không có thực lực nếu tiếp tục làm việc cũng như được nâng đỡ sẽ trở thành rào cản cho quá trình phát triển của cả một tập thể, vậy nên ngay từ đầu vào để tạo được lòng tin cho nhân viên xí nghiệp cần phải có chế độ tuyển dụng hợp lý dựa vào năng lực tránh thông qua các mối quan hệ mật thiết khác. Tiếp theo đó là sự công bằng minh bạch trong quá trình lao động, thưởng phạt phân minh, tiếp thu những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ phía mọi người lao động không phân biệt địa vị chức vụ.
Tôi nhận thấy rằng các vị quản lý bao giờ cũng nghĩ rằng nhân viên của họ trung thực với họ, và nếu người quản lý cứ mãi nghi ngờ như thế thì không sớm thì muộn nhân viên của họ, dù có trung thực, cũng sẽ dối trá họ mà thôi. Hãy tin rằng, nếu Bạn biết quan tâm đến nhân viên của mình, tin tưởng vào những gì họ làm cho mình, biết trao cho họ những gì Bạn có thể trao được, rồi sẽ có một ngày họ đáp trả lại bạn tất cả.