Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Các giá trị này được biểu hiện thành các quan niệm và tập quán, truyền thông ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mực đích chung. Văn hoá doanh nghiệp được coi như một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Văn hóa là công cụ để tập hợp, phát huy nguồn lực con người, là gạch nối tạo ra lực điều tiết, tác động đến tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Với quan điểm 'không đợi người giỏi mới tìm cách giữ mà phải bắt đầu ngay từ khi tuyển dụng', vì bằng cấp hay kinh nghiệm của một người lao động khi mới vào doanh nghiệp không khẳng định nhiều rằng họ có thực sự là một người lao động giỏi và có tiềm lực hay không, người giỏi còn do quá trình lao động cũng như đào tạo của doanh nghiệp, nếu khi người giỏi mới tìm cách giữ thì e rằng khi đó cho dù có đưa ra cách gì đi chăng nữa họ cũng sẽ tìm đến một môi trường làm việc mới. Việc xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng chính là việc làm khiến cho mọi thành viên trong doanh nghiệp trở thành một khối vững mạnh trong nền văn hóa đó, và nếu tách ra thì cá nhân sẽ không còn sức mạnh mà cả tổ chức có, văn hóa doanh nghiệp được xây dựng nhờ sự đóng góp nỗ lực của mỗi thành viên chính vì lẽ đó chúng ta sẽ tạo ra được sự gắn bó của người lao động với xí nghiệp, đây cũng là một phương pháp để thu hút và giữ người giỏi.
Lời kết
Trong cơ chế thị trường hiện nay, Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại WTO, bơi ra một biển rộng lắm cơ hội song cũng không ít thách thức phải đối mặt. Tham gia hoạt động trong một môi trường mới, môi trường rộng hơn một mặt để học hỏi kinh nghiệm của những nước lớn phát triển trên thế giới, một mặt mở rộng thị trường kinh doanh hội nhập với thế giới ở một sân chơi bình đẳng giữa các nước thành viên và chính lý do đó khiến cho cạnh tranh ngày một khốc liệt, mạnh thì sống yếu sẽ chết hay bị thôn tính, đó là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, để đứng vững trên thị trường trong nước và vươn xa hơn ở thị trường quốc tế. Điểm mấu chốt, đặc biệt quan trong để doanh nghiệp đạt được điều này là ở
nguồn lực con người, vậy làm thế nào để những doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thu hút cũng như giữ được lao động giỏi có tiềm năng ở lại với mình trước sức hấp dẫn rất lớn từ các doanh nghiệp lớn tiềm lực tài chính mạnh đang tìm mọi cách để thu hút được nhân tài hiện nay. Đây là câu hỏi chung cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay không ngoài xí nghiệp 18 thuộc công ty CP công trình Đường Thủy, một đơn vị kinh doanh nhỏ. Với hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của một sinh viên chuyên đề có nêu lên một số phương pháp nhằm thu hút và giữ lao động giỏi ở lại với xí nghiệp dựa trên cơ sở phân tích thực trạng của xí nghiệp cũng như thị trường lao động hiện nay tại Việt Nam, số lượng lớn song chất lượng chưa thực sự cao do trong quá trình đào tạo ít được tiếp xúc với thực tế, chỉ được học trên sách vở nên kinh nghiệm cũng như khả năng tiếp cận công việc còn thấp, hơn thế nữa còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người lao động liên tục chuyển đổi chỗ làm việc khiến các doanh nghiệp liên tục trong tình trạng thiếu lao động giỏi như về thù lao lao động chưa tương xứng, hay do chế độ chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp với người lao động chưa được chú trọng, môi trường làm việc không đem lại hứng thú cho người lao động, hay cả do ở đó không có cơ hội thăng tiến, thậm chí do người chủ doanh nghiệp có thái độ chưa phù hợp khiến người lao động không có hứng thú trong công việc, kìm chế sự sáng tạo của người lao động...Từ những nguyên nhân đó em có đưa ra một vài giải pháp theo quan điểm cá nhân để bàn luận, đây là những giải pháp giải quyết vấn đề xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng chung. Bài viết còn nhiều thiếu xót mong thầy cô và bạn đọc đọc và góp ý để bài viết được hoàn chình hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình quản trị kinh doanh 2.Giáo trình quản trị nhân lực
3. Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp 4. Tạp chí lao động
5. Báo điện tử - Việt nam net - Vnexpress
- 24h.com - Lao động
Môc lôc
Lời mở đầu ... 1
Chương 1 ... 3
Giới thiệu về Xí nghiệp ... 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp ... 3
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp ... 3
1.2 Quá trình hình thành và phát triển ... 3
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của xí nghiệp ... 7
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của xí nghiệp ... 7
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận ... 8
3. Đặc điểm kinh tế kỹ thật ... 10
3.1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường ... 10
3.2 Đặc điểm về khách hàng và đối thủ cạnh tranh ... 11
3.3 Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị ... 12
3.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất ... 13
3.5 Đặc điểm về lao động ... 14
3.6 Đặc điểm về vốn ... 16
4. Đánh giá hoạt động quản trị của doanh nghiệp ... 19
4.1 Đánh giá chung ... 19
5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ... 20
6. Định hướng phát triển doanh nghiệp ... 22
Chương 2 ... 25
Nội dung phân tích ... 25
1. Thực trạng nguồn lực lao động ... 25
1.1 Thực trạng chung về nguồn lao động trong nước ... 25
1.1.1. Nhiều song trình độ chưa cao ...26
1.1.2.Chảy máu chất xám tại các công ty...27
1.2 Thực trạng về nguồn lao động tại xí nghiệp 18 ... 31
2. Nguyên nhân của thực trạng trên ... 33
2.1 Thù lao lao động ... 34
2.2 Chính sách, chế độ đãi ngộ với nhân viên ... 36
2.3 Môi trường làm việc ... 36
2.4 Cơ hội thăng tiến ... 37
2.5 Thái độ ứng xử của nhà quản trị các cấp ... 38
Chương 3 ... 39
Giải pháp ... 39
1. Nhận diện nhân viên tài năng ... 40
2. Chính sách rõ ràng và bài bản ... 42
3. Cải thiện chế độ lương bổng ... 44
4. Tập trung nhiều hơn vào các chính sách cũng như chế độ đãi ngộ với người lao động ... 46
5. Xây dựng môi trường lao động với đặc trưng riêng ... 51
6. Cải thiện hơn nữa thái độ của nhà quản trị ... 55
6.1 Động viên về mặt tình cảm ... 60
6.2 Có thái độ công bằng minh bạch ... 62
7. Tập trung vào công tác đào tạo ... 63
7.1 Liên kết với các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề ... 64
7.2 Mời giáo viên tới giảng dạy tại xí nghiệp ... 65
7.3 Gửi người lao động đi học tập tại các đơn vị làm việc tốt ... 65
7.4 Giao cho người lao động nhiều công việc khác nhau ... 65
8. Bán cổ phần cho người lao động ... 66