Nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu giáo trình nguyên lí kế toán (Trang 52 - 58)

- Kết cấu: đa dạng về hình thức, có thể được kết cấu theo kiểu 1 bên hoặc 2 bên Dù

c. Sơ đồ hạch toán quá trình mua hàng 6.3 HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

6.3.1. Nhiệm vụ hạch toán quá trình sản xuất

- Tổng hợp đúng chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSX chung.

- Phản ánh giám đốc chất lượng sản phẩm đã sản xuất xong trong kỳ và tính được giá thành sản xuất thực tế cho từng loại sản phẩm.

6.3.2.Phương pháp hạch toán quá trình sản xuất a. Tài khoản sử dụng

* TK “Chi phí SXKD dở dang”

- Công dụng: là TK dùng để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ do DN sản xuất ra.

- Nội dung và kết cấu:

TK “Chi phí SXKD dở dang” Tập hợp chi phí tính vào giá thành sản

phẩm thực tế phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSX chung)

Giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

* TK “Chi phí NVL trực tiếp”

- Công dụng: là TK dùng để tập hợp các chi phí NVL đã xuất dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm và kết chuyển cho từng đối tượng liên quan.

- Nội dung và kết cấu:

TK “Chi phí NVL trực tiếp”

Tập hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ

- Nhập lại kho số vật liệu đã xuất dùng thừa

- Cuối kỳ kết chuyển CPNVLTT vào TK xác định giá thành

TK này không có số dư và phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận, sản phẩm)

* TK “Chi phí nhân công trực tiếp”

- Công dụng: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sx trực tiếp.

- Nội dung và kết cấu:

TK “Chi phí nhân công trực tiếp”

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ kết chuyển CPNCTT vào TK xác định giá thành

TK này không có số dư và phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận, sản phẩm)

* TK “Chi phí sản xuất chung”

- Công dụng:là những CP cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài 2 loại CP trên. Đây là những CP phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sx của DN.

- Nội dung và kết cấu:

TK “Chi phí sản xuất chung” Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế

phát sinh trong kỳ

Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển CPSX chung vào TK xác định giá thành

TK này không có số dư và phải mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận, sản phẩm)

Ngoài các TK trên kế toán quá trình sản xuất còn sử dụng một số TK có liên quan như: TK “Phải trả người lao động”; TK “Phải trả, phải nộp khác”; TK “NVL”; TK “Hao mòn TSCĐ” …

b. Trình tự hạch toán

1, Tập hợp CTG sử dụng NVL cho sx trong kỳ

Nợ TK “CPSX chung”: xuất dùng cho phân xưởng Nợ TK “CPNVLTT”: xuất dùng trực tiếp sx sản phẩm

Có TK “Nguyên vật liệu”

2, Căn cứ vào bảng tính lương trong tháng của CNVC

Nợ TK “CPSX chung”: lương của cán bộ quản lý phân xưởng, đội Nợ TK “CPNCTT”: lương của công nhân sx trực tiếp

Có TK “Phải trả người lao động”

3, Căn cứ vào bảng thanh toán BH & KFCĐ trong tháng của CNVC

Nợ TK “CPSX chung”: trích BH của cán bộ quản lý phân xưởng, đội Nợ TK “CPNCTT”: trích BH của công nhân sx trực tiếp

Có TK “Phải trả, phải nộp khác” 4, Giá trị hao mòn TSCĐ trích trong tháng

Nợ TK “CPSX chung”: TSCĐ dùng ở phân xưởng Có TK “Hao mòn TSCĐ”

5, Các CP phát sinh ở phân xưởng (điện, nước, điện thoại…) Nợ TK “CPSX chung”

Có TK “TM”, “TGNH”, “PTNB”

6, Cuối kỳ k/ch chi phí trực tiếp sang TK “CPSXKD dở dang” để tính giá thành Nợ TK “CPSXKD dở dang”:

Có TK “CPNVLTT”, TK “CPNCTT”

7, Cuối kỳ tính và phân bổ CPSX chung cho từng loại sản phẩm Nợ TK “CPSXKD dở dang”:

Có TK “CPSX chung”

8, Sản phẩm sản xuất xong đã nghiệm thu Nợ TK “Thành phẩm”: nếu nhập kho TP

Nợ TK “Giá vốn hàng bán”: nếu bán ngay không qua kho Có TK “CPSXKD dở dang”

Một phần của tài liệu giáo trình nguyên lí kế toán (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w