Nhóm TK so sánh: được sử dụng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt

Một phần của tài liệu giáo trình nguyên lí kế toán (Trang 41 - 43)

động kinh doanh bằng cách so sánh giữa bên Nợ và bên Có của từng tài khoản.

Thuộc loại này có các tài khoản phản ánh doanh, thu thu nhập và tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Nhóm này cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển.

4.7.3. Phân loại TK theo quan hệ với các báo cáo tài chính

a. TK thuộc bảng cân đối kế toán: từ TK loại 1 đến TK loại 4

b. TK thuộc báo cáo kết quả kinh doanh: từ TK loại 5 đến TK loại 9 c. TK ngoài bảng cân đối kế toán: loại 0

4.7.4. Phân loại theo mức độ p/á của số liệu trên tài khoảna. TK cấp 1: a. TK cấp 1:

Là TK phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cung cấp các số liệu để lập báo cáo kế toán. TK cấp 1 có 3 chữ số.

b. TK cấp 2:

Là những TK chi tiết phản ánh cụ thể chi tiết số liệu kế toán đã ghi ở TK tổng hợp theo yêu cầu của công tác quản lý. Tổng số tiền ở các TK chi tiết phải bằng số tiền trên TK tổng hợp. TK cấp 2 có 4 chữ số

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN(Tổng số tiết: 3; Lý thuyết: 3; Bài tập: 0) (Tổng số tiết: 3; Lý thuyết: 3; Bài tập: 0)

Nội dung gồm:

5.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 5.2. Hệ thống bảng tổng hợp - cân đối kế toán

5.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN5.1.1. Khái niệm phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 5.1.1. Khái niệm phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

a. Khái niệm

Là 1 phương pháp dùng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán. Nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính trong đơn vị.

b. Các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán

- Quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung Kết quả = Thu nhập – Chi phí

Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn CSH

Tài sản – Nợ phải trả = Nguồn vốn chủ sở hữu

- Quan hệ cân đối bộ phận, cân đối từng phần: là cân đối từng phần giữa số hiện có và từng đối tượng của kế toán

TS = TSNH + TSDH

Nguồn vốn = Nguồn vốn CSH + Nợ phải trả ∑ tiền = ∑ TM + ∑ TGNH + ∑ tiền đang chuyển

5.1.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán

- Cung cấp những thông tin khái quát, tổng hợp nhất về vốn, nguồn vốn, quá trình KD mà các phương pháp: chứng từ, đối ứng TK, tính giá không thể cung cấp được.

- Những thông tin được xử lý, lựa chọn trên các báo cáo kế toán do phương pháp tổng hợp cân đối kế toán tạo ra có ý nghĩa to lớn cho những quyết định quản lý có tính chất chiến lược, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng mất cân đối và dựa vào kết quả thực hiện để điều chỉnh, cụ thể hoá các kế hoạch kinh tế, quản lý tốt hơn.

5.2. HỆ THỐNG BẢNG TỔNG HỢP – CÂN ĐỐI KẾ TOÁN5.2.1.Bảng cân đối kế toán 5.2.1.Bảng cân đối kế toán

a. Nội dung và kết cấu - Nội dung - Nội dung

Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn ở 1 thời điểm nhất định (thường vào ngày cuối cùng của kỳ kế toán).

Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động SXKD, trình độ sử dụng vốn ở 1 thời điểm nhất định và triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị.

Thực chất Bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của DN cuối kỳ hạch toán.

Một phần của tài liệu giáo trình nguyên lí kế toán (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w