cao nhằm giảm bớt tối thiểu bất cập trong công tác chuyển dịch cơ cáu kinh tế, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn của các chương trình, dự án đầu tư.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch và sử dụng đồng vốn để tạo môi trường ổn định cho đầu tư. Quy hoạch cần hướng việc huy động vốn theo từng nhà tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức, cơ cấu, điều kiện của mỗi nhà tài trợ. Bên cạnh đó, cũng phải cân đối với các nguồn lực khác và khả năng hấp thụ của nền kinh tế.
- Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành. Tổ chức quản lý và điều hành trong đầu tư rất quan trọng, nếu để cho đầu tư ồ ạt mà không quản lý thì sẽ dẫn đến việc nợ trong nước và nước ngoài ngày càng cao và đầu tư không đúng hướng vào các lĩnh vực, ngành, thành phần kinh tế làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ chậm lại hoặc có xu hướng giảm xuống.
- Các nhà quản lý phải có những chính sách hợp lý để khi xây dựng, chuyển dịch kinh tế giữa các vùng phải đảm bảo sự chuyển dịch giữa chúng có tính đồng bộ, cân đối và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, tạo điều kiện cho các vùng nghèo khó có cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, để tạo thế và lực trong phát triển, cần xây dựng một số vùng kinh tế trọng điểm. Giữa các vùng vừa liện kết, vừa thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt chính sách dân số phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tích lũy nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua , đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức,
đạt được nhiêu mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế xã hội. Toàn cảnh kinh tế đã đổi mới hơn các năm trước, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn trong những năm tiếp theo, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp. Đầu tư đóng một vai trò khá quan trọng trong từng bước đi của đất nước. Đặc biệt đầu tư tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng lớn . Dưới tác động của đầu tư cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đâị hóa và hội nhập kinh tế thế giới . Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và hiệu quả, Việt nam cần phát huy cao nội lực gắn liền với việc khai thác, sử dụng cơ hiệu quả nguồn lực bên ngoài… trong đó, đầu tư là một động lực quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. Do đó, dựa vào bối cảnh của thế giới và năng lực của đất nước mà chính phủ đặt ra những chính sách và biện pháp cần thiết thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là với sự kiện gia nhập WTO trong thời gian gần thì việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những điều kiện cho sự phát triển hơn nữa cũng như tạo niềm tin, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế trong hoạt động vốn. Công việc này không phải riêng của Đảng, Chính phủ mà còn là của các
cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cùng chung sức để đạt mục tiêu phát triển và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế Đầu tư - 2007, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Giáo trình kinh tế chính trị - 2007, NXB Chính trị quốc gia.
3. Tạp chí cộng sản.
4. Văn kiện đại hội X của Đảng, tháng 9- 2005, trang 85.
5. Dự thảo các văn kiện trình đại hội X của Đảng thangs9- 2005, trang 87.
6. Kinh tế - chính trị Mac- Lenin và một số vấn đề tổ chức, quản lý kinh tế Việt Nam- 2004; NXB lý luận chính trị, trang 94.
7. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam? Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế Việt Nam và thế giới 2005- 2006, trang 6.
8. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
9. Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn 10. Website Viện nghiên cứu khoa học.
11. Website Bộ kế hoạch và đầu tư – CIEM- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: http://www.ciem.org.vn