II. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông lâm ngư nghiệp.
Công nghiệp & Xây dựng 3,63 3,47 3,92 3,93 4,19
Dịch vụ 2,52 2,68 2,63 2,94 3,42
(Nguồn: Niên giám thống kê).
1.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông lâm ngư nghiệp. nông lâm ngư nghiệp.
Trước thời kỳ đổi mới nền nông nghiệp nước ta hết sức lạc hậu, đó là một nền nông nghiệp độc canh sản xuất lúa gạo. Đường lối đổi mới kinh tế đất nước theo hướng CNH-HĐH đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông nghiệp nước ta, nền nông nghiệp phát triển mạnh hơn đa dạng hơn với nhiều ngành nghề mới, khai thác được những lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn…
Nhìn chung xu hướng chuyển dịch diễn ra còn chậm, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
của ngành trồng trọt và thuỷ sản. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tương đối nhỏ do vậy ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
trồng trọt vẫn chiếm 78,6% năm 2005, ngành chăn nuôi hàng năm chỉ tạo ra được 24,1% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, một tỷ trọng rất nhỏ so với tiềm năng sẵn có, do chăn nuôi vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán khó phòng chống được dịch bệnh và áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến. Phần lớn giá trị tăng thêm đạt được trong năm qua trong ngành nông nghiệp là do tăng trưởng của ngành trồng trọt. Giá trị tăng thêm của ngành thuỷ sản bình quân hàng năm là 8,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn tốc độ tăng bình quân 4,9%/năm của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000, do tăng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Năm 2004 giá trị sản xuất của ngành tăng 4,18 lần so với năm 1999, giá trị khai thác thuỷ sản tăng 2,7 lần, giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng 7,3 lần.
Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su, hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và có hiệu quả hơn.
Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.