Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 55)

Nền kinh tế thế giới đang dần khôi phục sau thới kì khủng hoảng trầm trọng. Tình hình thị trường tài chính và chứng khoán thế giới bắt đầu được cải thiện. Theo tính toán của các chuyên gia Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng dương ở mức 3,1% vào năm 2010 và tiếp tục tăng trong những năm sau đó.

Tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường… Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Do đó Việt Nam muốn phát triển phải chủ động hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế song song với việc phát triển văn hóa xã hội, nhằm tạo nên một mô hình phát triển nhanh, mạnh, hài hòa và bền vững.

Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức, diễn đàn kinh tế chính trị lớn của khu vực cũng như thế giới. Chúng ta đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Trên thế giới, Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)… Và đặc biệt quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, VIệt Nam ngày càng củng cố được uy tín đối với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 55)