III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
1.2. Tác động của đàu tư tới cơ cấu thành phần kinh tế:
Đầu tư tác động nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu. Đặc biệt là sự đổi mới thành phần kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, sự liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được chú trọng.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...
1.3. Tác động của đầu tư tới cơ cấu theo vùng lãnh thổ:
Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư thích hợp đều có điều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình. Những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát triển của một quốc gia. Những vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển. Những vùng kém phát triển có thể nhờ vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các vùng khác.
Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các
vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những
vùng khác cùng phát triển. Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực.
Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là yếu tố bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Các dịch vụ y tế, giáo dục… cũng cần được đầu tư cho phù hợp với sự phát triển của một đô thị.